Tên đề tài: Nghiên cứu làm chủ công nghệ thi công công trình ngầm trong đất yếu các đô thị Việt Nam.

Thứ hai, 29/09/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mã số đề tài: RDN 11-02 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đoàn Thế Tường. Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện KHCN xây dựng-BXD. Địa chỉ tài liệu: KQNC.1094 / 1095.Thư viện KHCN-Bộ Xây dựng.

Mục tiêu đề tài:

Trong những năm gần đây, vấn đề khai thác, sử dụng hiệu quả không gian ngầm đô thị và xây dựng các công trình ngầm đô thị đang thu hút sự chú ý không chỉ của giới chuyên môn, mà còn là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo thành phố lớn và các cơ quan quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các tầng hầm cho các nhà cao tầng đang là một bộ phận không thể thiếu trong các dự án xây dựng nhà cao tầng. Nhiều dự án khả thi xây dựng các công trình ngầm giao thông, cơ sở hạ tầng đô thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đã được nghiên cứu và một số công trình đã được phê chuẩn, đang tiến hành các bước chuẩn bị đưa vào thi công. Dự án xây dựng đường hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn đã được khởi công vào tháng 11/2005 cũng được xem là mốc khởi đầu cho công cuộc xây dựng ngầm của không chỉ TP.HCM, mà còn của cả nước…

Tuy nhiên, kinh nghiệm xây dựng ngầm của nước ta còn quá ít ỏi và cần thiết các nghiên cứu cập nhật các kiến thức về các vấn đề kỹ thuật, phương pháp và công nghệ thi công xây dựng của thế giới, trước hết của các nước láng giềng như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan…, nhằm thực hiện thành công kinh tế, kỹ thuật các dự án công trình ngầm phức tạp về kỹ thuật, nhiều rủi ro. Thêm nữa, điều kiện kỹ thuật tại các đô thị lớn của nước ta lại phức tạp, bất đồng nhất với sự có mặt của nhiều loại đất yếu phân bố không đều theo diện và chiều sâu lại càng gây khó khăn trong thiết kế, thi công các công trình ngầm đô thị. Đề tài “Nghiên cứu làm chủ công nghệ thi công công trình ngầm trong đất yếu các đô thị Việt Nam” là một bước triển khai phương hướng trên trong lĩnh vực xây dựng ngầm.

Mục tiêu của đề tài là:

Nghiên cứu để nắm vững và làm chủ một số công nghệ thi công thích hợp, then chốt của phương pháp đào mở và đào ngầm phục vụ xây dựng các tầng hầm sâu của nhà cao tầng, các đường vượt ngầm cho người đi bộ, các hệ thống kỹ thuật đã năng, các đường ngầm giao thông bánh hơi, bánh sắt trong điều kiện đất yếu các đô thị Việt Nam.

Nội dung đề tài:

- Nghiên cứu công nghệ thi công công trình ngầm bằng phương pháp đào mở.

- Nghiên cứu công nghệ neo đất.

- Nghiên cứu công nghệ TBM cho đất yếu.

- Nghiên cứu quan trắc địa kỹ thuật phục vụ thi công công trình ngầm.

- Soạn thảo một số quy trình kỹ thuật thực hiện các công nghệ thi công thích hợp trong điều kiện đất yếu Việt Nam.

Kết quả đề tài:

Kết quả của đề tài là một báo cáo tổng kết đề cập tới các công nghệ liên quan đến nội dung và soạn thảo 4 quy trình kỹ thuật hướng dẫn thi công sau:

- Quy trình thi công công trình ngầm bằng đào mở.

- Quy trình hướng dẫn thi công TBM trong đất yếu.

- Quy trình công nghệ neo trong đất.

- Quy trình hướng dẫn quan trắc địa kỹ thuật phục vụ thi công công trình ngầm.

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã thiết kế thi công một đoạn tuyến hầm cho người đi bộ của nút giao thông Ngã Tư Vọng, nằm bên dưới đường sắt từ ga Hà Nội đến ga Giáp Bát bằng công nghệ đào ngầm.


Thư viện Bộ xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)