Theo thông tư số 07/2024/TT-BXD ngày 27/08/2024 của Bộ xây dựng về việc Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật bo Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành thì Thông tư số 13/2017/TT-BXD ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ xây dựng quy định sử dụng vật liệu không trong các công trình xây dựng đã không còn hiệu lực. Vậy đối với các dự án chuẩn bị đầu tư hiện tại sử dụng vốn ngân sách Nhà nước có bắt buộc sử dụng gạch không nung không hay sử dụng gạch nung truyền thống.
Trần Văn Út Lớn
(utkiemdinh579@gmail.com) -
Theo Điều 12 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định:
Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
Kính xin quý Bộ hướng dẫn: Hiện nay chúng tôi đang làm chủ đầu tư 01 dự án sử dụng vốn đầu tư công, có tổng mức đầu tư 9 tỷ đồng, thuộc trường hợp lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, và thuộc trường hợp phải tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo quy trình rút gọn (quy hoạch tổng mặt bằng) theo Nghị định số 35/2023/NĐ-CP và được hướng dẫn xác định chi phí theo Thông tư số 02/2024/TT-BXD, vậy đối với nguồn kinh phí để thực hiện công tác tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo quy trình rút gọn để phục vụ báo cáo kinh tế - kỹ thuật có được sử dụng từ chi phí chuẩn bị đầu tư của dự án đầu tư công này không và có được tổng hợp vào tổng mức đầu tư của dự án và thanh quyết toán chung dự án hoàn thành hay không?
Nguyễn Hoàng Thanh
(thanhlong7887@gmail.com) -
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội, do đó đối với các gói thầu xây dựng đã ký hợp đồng (với đơn giá bao gồm thuế GTGT 10%) khi nghiệm thu trong thời gian từ ngày 1/7/2024 đến ngày 31/12/2024 sẽ áp dụng đơn giá với mức thuế GTGT 8%, tức là sẽ có khoản giảm thuế GTGT 2% dư ra.
Thực tế, tôi thấy có một số chủ đầu tư dự án sử dụng ngân sách nhà nước, có thời gian thực hiện dự án đến ngày 31/12/2024 đang lấy chi phí do mức giảm thuế GTGT 2% của các gói thầu với hình thức hợp đồng trọn gói (mẫu hợp đồng áp dụng theo Thông tư số 02/2023/TT-BXD ngày 3/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, chi phí của dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng) để bổ sung hạng mục mới, tổng mức đầu tư không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt.
Đối với việc làm trên, các cơ quan ở địa phương tôi đang tranh luận theo 2 quan điểm mà chưa thể thống nhất:
- Quan điểm 1: Chủ đầu tư không được dùng mức giảm thuế GTGT 2% của các gói thầu với hình thức hợp đồng trọn gói để đầu tư bổ sung hạng mục mới.
- Quan điểm 2: Chủ đầu tư được dùng khoản giảm thuế GTGT 2% của các gói thầu nêu trên để đầu tư bổ sung hạng mục mới.
Tôi xin Chính phủ hướng dẫn, giải đáp, việc làm của các chủ đầu tư đối với các gói thầu trọn gói của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước nêu trên thì quan điểm 1 hay quan điểm 2 là đúng? Hoặc hướng dẫn giúp trong trường hợp nào với điều kiện nào thì quan điểm nào đúng?
Thịnh Đức Hùng
(hungktht2022@gmail.com) -
Theo Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 10/2021/TT-BXD: “... Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng mời tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra, chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng và thanh toán theo quy định...”.
Cho tôi hỏi:
- Nội dung thứ nhất: “Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng mời tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra, chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng và thanh toán”, như vậy chủ đầu tư ký hợp đồng với tổ chức (cá nhân) tham gia thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng là phát sinh thêm gói thầu tư vấn. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã có trong tổng mức đầu tư của dự án. Tuy nhiên, chủ đầu tư không lường trước được việc cơ quan chuyên môn về xây dựng có mời hay không mời tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra (cơ quan chuyên môn là cơ quan thẩm định). Vì vậy, chủ đầu tư không trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu với gói thầu tư vấn này ở giai đoạn chuẩn bị dự án. Mặt khác, nếu chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị tư vấn kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thì đây là hợp đồng trách nhiệm giữa chủ đầu tư (gọi tắt là bên A) với đơn vị tư vấn kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng (gọi tắt là bên B) thì sẽ có sự ràng buộc bởi các điều khoản hợp đồng. Như vậy, công việc này không còn sự minh bạch trong công tác kiểm tra điều kiện nghiệm thu đối với cơ quan chuyên môn.
Khoản 7 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định: “Việc kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật”. Theo nội dung này thì chủ đầu tư không thể ký hợp đồng với gói thầu tư vấn này được, bởi khi chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị tư vấn cần có sự công bằng và chịu trách nhiệm của mỗi bên tham gia ký kết hợp đồng và các điều khoản khác theo quy định của hợp đồng.
- Nội dung thứ 2: “theo quy định” ở đây là như thế nào? Có áp dụng theo sự ràng buộc hợp đồng của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ hay không?
Vy Hoàng Minh
(vyhoangminh.95@gmail.com) -
Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng. Vậy chứng chỉ hành nghề nào trong trường hợp trên thì được thay thế chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khi bổ nhiệm chức danh Thẩm kế viên hạng III?
Vũ Sơn
(dinhsonson2@gmail.com) -
Tôi đang làm dự toán xây lắp đường dây tải điện sử dụng vốn ngân sách từ nguồn vốn Giải phóng mặt bằng dự án. Có hạng mục xây dựng tuyến đường dây điện trung, hạ thế đi cáp ngầm để phù hợp với mặt bằng quy hoạch, trong đó có các công tác như đào đất, đắp đất, lắp đặt ống, rải kéo cáp ngầm.... Ở phần xác định chi phí chung của hạng mục này tôi áp dụng theo hướng dẫn của thông tư 11/2021/TT-BXD, căn cứ bảng 3.2: Định mức chi phí chung tính trên chi nhân công, tôi xác định chi phí chung của hạng mục xây dựng đường dây cáp điện ngầm nêu trên là 65%NC là đúng hay sai?
Nguyễn Mạnh Linh
(nguyenmanhlinh26190@gmail.com) -
|