Cty TNHH MTV Xây lắp – VLXD Tây Bắc: Sức bật mới

Thứ ba, 29/09/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đảm nhận nhiều công trình thủy điện vùng núi Tây Bắc (Nậm Chiến 2, Nậm Công, Nậm Sọi…), trước yêu cầu phải thực hiện công việc đúng tiến độ, tháng 4/2008, HĐQT Cty CP Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc đã cho thành lập Xí nghiệp Xây lắp và khai thác VLXD.

Sẵn sàng đảm nhận trọn gói các dự án vừa và nhỏ.

Gần 100 cán bộ công nhân được chiêu mộ và chia thành 2 đội sản xuất, theo đó có một số phương tiện xe máy, cần cẩu… trực tiếp tham gia đắp đập và quản lý vận hành hệ thống điện nước tại công trường Nậm Chiến 2; một mũi khác vào thủy điện Nậm Công nhận công việc xây dựng trạm điện ngoài trời, quản lý, vận hành hệ thống cấp nước, cấp điện phục vụ các đơn vị thi công và tham gia đắp đập tràn, đập dâng nước. Trong 2 năm 2008 và 2009 cùng lúc phải tập trung, huy động vốn cho xây dựng cả 3 dự án, nên đòi hỏi tiến độ thi công rất gắt gao, nghiệt ngã nhất là công tác đắp đập, đào kênh dẫn dòng để chạy đua với các mùa lũ. Nếu không chớp được thời cơ, lũ tràn về thì bao nhiêu công lao tiền của trôi hết ra sông.

Trước sức ép cần kíp đó, Xí nghiệp được phép mở rộng nâng cấp thành Cty TNHH MTV Xây lắp - VLXD Tây Bắc (tháng 2/2009). Giám đốc Đào Xuân Dương là kỹ sư trẻ năng động và có những đột phá táo bạo (Dương được giao đảm nhận phụ trách Xí nghiệp ngay từ buổi đầu thành lập), nhận thấy công trình Nậm Sọi có rất nhiều khó khăn gian khổ, nên xin phép được trực tiếp dẫn 100 quân số (lúc này Cty đã có đội ngũ trên 200 người) vào làm nhà thầu chính của công trình. Ngoài công tác chuyên môn về quản lý cung cấp điện, nước cho toàn bộ dự án, Cty Xây lắp - VLXD còn đảm nhận công tác đắp đập dâng nước, đắp đập tràn, đào kênh dẫn dòng, đổ bê tông đường ống áp lực, xây dựng trạm OPY... Dương cũng mạnh dạn đề xuất với HĐQT cho đầu tư máy móc để tự khai thác đá và đầu tư trạm nghiền sàng, trạm trộn bê tông thương phẩm công suất 50m3/h đầu tư một loạt xe ô tô vận chuyển, xe bê tông chuyên dùng, cần trục bánh xích, cần cẩu tháp, máy xúc lật và xây dựng một xưởng sửa chữa thiết bị tại chỗ....

Sự mạnh dạn đầu tư đúng hướng, đúng thời điểm và phù hợp với hoàn cảnh của công trình, thay vì phải đặt mua VLXD, nhất là khối lượng lớn đá các loại để đổ bê tông vừa mất công vận chuyển từ xa, lại cách phà, cách sông đã mang lại những lợi ích kinh tế như giảm được rất nhiều khâu chi phí, giảm giá thành đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công dự án trước 1 năm. Đến thời điểm này (20/9/2009), toàn Cty đã có gần 30 kỹ sư, trên 50 cán bộ kỹ thuật và thợ bậc cao sẵn sàng đảm nhận trọn gói các dự án vừa và nhỏ tương tự như thủy điện Nậm Công, Nậm Sọi.

Đào Xuân Dương cho biết, năm đầu hoạt động theo mô hình xí nghiệp, đơn vị đã đạt doanh thu ngót 50 tỷ đồng sản lượng. Sang năm 2009, Cty đang phấn đấu đạt doanh thu 150 tỷ đồng, trả lương bình  quân 3,5 triệu đ/người/tháng. Hiện Cty tiếp tục ký nhận được các gói thầu lớn, triển khai xây dựng các dự án thủy điện Nậm Chim 1 và Nậm Chim 2, đồng thời tăng cường tiếp nhận thêm lực lượng lao động để thi công xây dựng KĐTM Phú Lương - Hà Nội.

Theo : Báo Xây dựng điện tử

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)