Tên đề tài: Nghiên cứu, thiết kế và tận dụng các thiết bị hiện có để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Công ty Sứ Thanh Trì

Thứ năm, 30/10/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mã số đề tài: RD 25-01Chủ nhiệm đề tài: KS. Trần Nguyên Quang.Cơ quan chủ trì thực hiện: Công ty Sứ Thanh Trì - Viglacera.Địa chỉ tài liệu: KQNC.1116. Thư viện KHCN - Bộ Xây dựng.

Mục tiêu đề tài:

Vấn đề quản lý cũng như xử lý các loại hình chất thải bao gồm chất thải lỏng (nước thải), chất thải khí (khí thải), cũng như chất thải rắn (rác thải) đối với môi trường luôn là vấn đề được các nhà khoa học trên toàn thế giới quan tâm, nhất là trước tình hình ô nhiễm trên thế giới và Việt Nam do chất thải gây ra (trong đó có nước thải sản xuất) là ngày càng lớn và trầm trọng.

Để giải quyết vấn đề nước thải, khí thải, cũng như chất thải rắn tại Việt Nam cũng như trên thế giới, các nhà khoa học đã và đang đưa ra nhiều giải pháp kỹ thuật đa dạng, đồng bộ. Mặt khác, với mỗi loại hình nước thải, mỗi đặc tính riêng, cụ thể của từng nhà máy, đơn vị sản xuất đều có những đặc thù riêng của nước thải và gắn liền với nó là các phưng pháp giải quyết (xử lý) khác nhau.

Công ty Sứ Thanh Trì là một Công ty sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh, nên nước thải sản xuất của Công ty cũng mang những đặc thù riêng của nước thải sản xuất ngành Gốm Sứ. Tuy lượng nước thải hàng ngày không nhiều, lẫn trong nước thải chủ yếu là các hạt đất sét cao lanh, thạch anh, tràng thạch,…rửa trôi theo. Nhưng việc thu gom và xử lý chúng trước khi thải ra môi trường xung quanh là cần thiết để góp phần bảo vệ môi trường.

Việc thu gom và xử lý nước thải sản xuất tại Công ty trước khi thải ra môi trường (hoặc tái sử dụng) đã được đặt ra từ lâu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống thu gom và xử lý nước thải sản xuất một cách toàn diện theo phương án kinh tế nhất, nhằm đảm bảo nước thải sản xuất ra môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép của ngành chức năng quản lý môi trường tại Việt Nam, hoặc có thể tái sử dụng nước là chưa có tại Công ty Sứ Thanh Trì.

Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, Công ty đã tiến hành nghiên cứu, tìm giải pháp thích hợp cho việc xử lý nước thải sản xuất tại Công ty trên cơ sở cải tạo các thiết bị xử lý hiện có, cũng như việc thiết kế, chế tạo, lắp đặt mới một số thiết bị. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

- Nâng cao nhận thức về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên toàn Công ty.

- Nghiên cứu được phương pháp, lựa chọn được hoá chất thích hợp cho xử lý nước thải sản xuất tại Công ty Sứ Thanh Trì.

- Lựa chọn, thiết kế, chế tạo và lắp đặt được một hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại Công ty Sứ Thanh Trì trên cơ sở kết quả của đề tài.

- Vận hành hệ thống xử lý với chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-1995, cột B về nước thải.

- Tái sử dụng lại nước thải và chất thải rắn thu được sau xử lý.

Nội dung đề tài:

Chương I: Mở đầu.

Chương II: Đặc tính chung của nước thải trong công nghiệp sản xuất gốm sứ và phương pháp nghiên cứu.

Chương III: Tính toán thiết kế các thiết bị theo thực tế tại Nhà máy Sứ Thanh Trì.

Chương IV: Đánh giá hiệu quả kinh tế.

Chương V: Kết luận.

Kết quả đề tài:

Thiết kế được sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý nước thải phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất tại Công ty Sứ Thanh Trì.

Tính toán, lựa chọn được các thiết bị cụ thể trong dây chuyền hệ thống xử lý.

Đầu tư chế tạo, mua sắm và lắp đặt được dây chuyền thu gom và xử lý nước thải sản xuất tại Công ty theo thiết kế đã tính toán, lựa chọn.

Vận hành hệ thống đạt yêu cầu đặt ra: các hướng dẫn vận hành cho công nhân, các chế độ bảo dưỡng thiết bị và các hướng dẫn liên quan đảm bảo nước thải trở lại tái sử dụng trong sản xuất (vệ sinh nhà xưởng, chuẩn bị nguyên liệu…) đã tiết kiệm tài nguyên nước (giảm chi phí nước sạch cho sản xuất), còn chất thải tách ra gom một chỗ sẽ dùng vào các mục đích riêng.

Việc tận dụng được các thiết bị đã có của Công ty đã giảm đầu tư ban đầu cho xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sản xuất của Công ty.

Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)