Các giải pháp quản lý chất thải rắn ở châu Á

Thứ ba, 13/01/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trên thế giới chưa có nơi nào mà vấn đề quản lý chất thải có nhiều thách thức như châu Á, với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng ngày càng gia tăng và đang dần trở thành một xã hội "tiêu thụ". Dựa trên các dữ liệu hiện có và các xu hướng đang tồn tại, người ta có thể vạch kế hoạch cho tới năm 2025 về cả khối lượng lẫn thành phần chất thải. Dự báo rằng ít nhất khối lượng chất thải cũng gấp đôi trong 20 năm tới và gia tăng mạnh nhất ở các nước có thu nhập thấp. Các giải pháp cho vùng được kiến nghị như sau:

1. Phát triển các trang thiết bị xử lý chất thải như bãi rác và lò thiêu rác, thường cả hai biện pháp này được quan tâm nhiều. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng cần động viên cộng đồng tham gia vào quá trình lựa chọn địa điểm an toàn và sạch sẽ nếu có thể được, đồng thời tận dụng các điều kiện địa phương để cải thiện tác động của tài nguyên môi trường và giá cả, đặt các bãi rác ở các vị trí có lợi về địa kỹ thuật. Các trang thiết bị xử lý chất thải thường có tuổi thọ ngắn (khoảng 25 năm), cần thống nhất chặt chẽ trong một kế hoạch tổng thể phán ánh các yêu cầu của khu vực cũng như các tài liệu tiêu chuẩn và các cơ chế tài chính. Sự chính xác hoá kỹ thuật có hiệu quả và quá trình lập kế hoạch rõ ràng biểu hiện được mối quan tâm đầy đủ và không hạn chế ý kiến đóng góp của cộng đồng.

2. Chính quyền các địa phương phải cố gắng giảm thiểu thu gom rác thải sinh hoạt tối đa hai tuần một lần, vừa thich hợp với triển vọng, sức khoẻ cộng đồng, vừa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Công dân được khuyến khích tự đưa chất thải vào côngtenơ để tăng hiệu quả thu gom rác thải

3.Chính quyền các địa phương phải tập trung thu gom rác thải sinh hoạt, đặc biệt là chất thải từ các khu vực nghèo, đông dân cư và uỷ thác cho khu vực thu gom tư nhân lấy rác thải từ các nguồn rác thải sinh hoạt. Việc thu gom rác thải thương mại, rác thải công sở và chất thải công nghiệp có thể do cơ sở tự túc. Chính quyền các địa phương phải cấp phép cho những người thu gom tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo thu thập và xử lý riêng

4. Chính quyền các thành phố phải chịu trách nhiệm xử lý chất thải dựa vào khả năng thu gom và sản sinh rác thải. Người sử dụng trực tiếp chịu trách nhiệm và chịu chi phí thu gom chất thải với cộng đồng kinh doanh của mình

5. Cần thực hiện phương pháp tiếp cận thống nhất đối với việc quản lý chất thải rắn. Người quản lý chất thải đô thị phải lựa chọn giải pháp ít phức tạp về kỹ thuật và ít tốn kém. Sự phân tán về có chiều hướng gia tăng nên cần có nhận thức xu thế ngày càng gay gắt về chất thải trong tương lai. Chẳng hạn, ở các nước công nghiệp hoá cao trên thế giới hiện chỉ chiếm có 16% dân số nhưng sử dụng đến 75% lượng giấy được cung cấp. Vấn đề này có ảnh hưởng đối với các nước đang phát triển ở châu Á về giá cả trên toàn cầu và cả về chi phí xử lý chất thải

6. Tất cả chính quyền các cấp, các công ty đa quốc gia, các hãng sản xuất trong nước và quốc tế cần tham gia vào chương trình phát triển lâu dài. Ví dụ: chịu trách nhiệm về các sản phẩm mở rộng, phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, trao đổi chất thải và chế độ thuế đối với các nguồn tự nhiên

7. Chính quyền các nơi phải đánh giá việc tự nguyện và khả năng của cộng đồng tham gia vào thiết kế và thực hiện chương trình quản lý chất thải. Thông qua các bên đối tác, các chương trình phát triển có thể triển khai theo phương thức bổ sung, dựa trên cộng đồng, phát triển doanh nghiệp vĩ mô, phân loại rác thải nhằm tái sử dụng quay vòng và làm phân bón, giảm dần việc thu gom rác. Chính quyền địa phương phải dự tính được khả năng sẵn sàng và thực lực của cộng đồng tham gia vào chương trình tiến bộ về quản lý chất thải

8. Chính quyền các địa phương phải đẩy mạnh việc quản lý chất thải theo các cấp khác nhau: (ví dụ giảm, tái sử dụng hay quay vòng...) và khuyến khích thực hiện phân loại chất thải để tăng tối đa khả năng giải quyết trong tương lai. Nơi nào thích hợp, thì chính quyền phải xem chất thải rắn như là một "nguồn lực" chứ không phải là một vấn đề nan giải của địa phương

9. Việc thu gom chất thải, xử lý và chi phí xử lý thường là gánh nặng tài chính cho địa phương, nhất là khi phải thực hiện lâu dài với các phát sinh tự nhiên qua nhiều năm đối với nhiều người chịu trách nhiệm. Các khu đô thị tại châu Á hiện phải chi gần 30 tỷ USD cho quản lý chất thải rắn hàng năm, con số này có thể tăng gấp đôi đến năm 2025, với tốc độ sản sinh chất thải hàng ngày là 760.000 tấn. Đến năm 2025, con số này sẽ đạt tới 1,8 triệu tấn. Việc lo ngân sách để đối phó với thách thức này là không đơn giản

10.Chính quyền địa phương thường có vai trò quan trọng nhất trong việc khẳng định trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải rắn. Tuy nhiên việc cấp tiền một cách chắc chắn và quy định các điều khoản dịch vụ bền vững phải được lãnh đạo giải quyết. Chính quyền địa phương cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền trong viẹc cung cấp dịch vụ quản lý chất thải có hiệu quả. Phương pháp tiếp cận ở phạm vi khu vực đối với việc xử lý chất thải (ví dụ: bãi rác chung) là cực kỳ quan trọng

11. Nhìn chung các nhà quy hoạch chất thải rắn thường tập trung quá nhiều vào chất thải sinh hoạt. Chất thải này chỉ chiếm 30% toàn bộ nguồn chất thải chính, nhưng thường được chú ý quá mức. Chi phí cũng thay đổi ngay cả trong các nước phát triển. Chẳng hạn, Nhật Bản đã chi phí cho xử lý chất thải gấp 10 lần so với chi phí thu gom (chủ yếu là thiêu đốt rác). Tổng số chi phí chất thải ở các nước có thu nhập thấp thường vượt quá 80% chi phí thu gom:

Để giảm chi phí, cần có các biện pháp sau:

- Chứa vào bãi rác, thường chọn cách xử lý chất thải dễ nhất là thiêu đốt

- Tập trung vào chất hữu cơ và giấy là hai trong số các thành phần của nguồn rác thải, trong đó, giấy là nguồn phát triển nhanh nhất ở nhiều nước. Người quản lý chất thải nhất thiết phải tập trung vào các thành phố, tại đó có các khu dân cư đô thị, thường sản ra hai ba lần lượng chất thải rắn nhiều hơn so với cư dân ở nông thôn

- Tiếp tục phương pháp tiếp cận khu vực về những vấn đề cụ thể khác như quy định về bao gói, về trách nhiệm quản lý, về điều lệ xuất nhập khẩu.

 

Nguồn: Tạp chí Người Xây dựng, số 12/2008

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)