Bộ Xây dựng trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang gửi tới kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII

Thứ hai, 27/06/2016 15:03
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày 27/6, Bộ Xây dựng đã có công văn 1273/BXD-PTĐT trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang gửi tới kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII. Nội dung kiến nghị: “Cử tri phản ánh chính sách xây dựng Nông thôn mới của Nhà nước đem lại nhiều thay đổi tích cực trong đời sống của người dân ở nông thôn. Cử tri kiến nghị Nhà nước tiếp tục quan tâm, đồng thời với việc xây dựng Nông thôn mới, đề nghị đầu tư xây dựng Đô thị văn minh phát triển toàn diện kinh tế, xã hội của cả nước”.

Trong thời gian qua, cùng với chính sách xây dựng nông thôn mới, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị; đã ban hành một số các văn bản pháp quy: Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam (Quyết định 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/04/2009), Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 - 2020 (Quyết định số 758/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/06/2009), Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1961/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/10/2010), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 (Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/4/2012), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/09/2012), Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020 (Quyết định số 1659/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/11/2012), Đề án Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 2623/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2013); Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn.

Việc thực hiện các chủ trương, chính sách và các văn bản pháp quy nói trên đã góp phần từng bước đưa hệ thống đô thị cả nước phát triển theo hướng bền vững nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường của cả nước trong đó có các vùng nông thôn. Tính đến hết quý I năm 2016 cả nước có khoảng 795 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 17 đô thị loại I, 25 đô thị loại II, 41 đô thị loại III, 82 đô thị loại IV và 628 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa trung bình cả nước năm 2015 đạt 35,7%. Kinh tế đô thị đóng góp hơn 70% trong cơ cấu GDP cả nước. Các đô thị đang thực hiện vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của các vùng, là động lực phát triển quan trọng.

Bên cạnh các kết quả tích cực, công tác phát triển đô thị ở Việt Nam vẫn tồn tại một số bất cập như: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đồng bộ; trình độ và năng lực quản lý và phát triển đô thị chưa theo kịp yêu cầu... 

Nhận thức được các yêu cầu về xây dựng, phát triển đô thị bền vững, Bộ Xây dựng đang tích cực tham mưu tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý quy hoạch và phát triển đô thị; thực hiện tốt các nhiệm vụ được Chính phủ giao trong lĩnh vực phát triển đô thị; phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Ban thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam xây dựng tiêu chí phường, thị trấn, khu phố đạt đô thị văn minh làm cơ sở để hướng dẫn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trong phạm vi cả nước. Bộ Xây dựng rất mong nhận được sự phối hợp của các bộ ngành, cơ quan Trung ương, chính quyền và người dân các đô thị trong công tác lập quy hoạch; xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển đô thị hướng đến mục tiêu phát triển đô thị bền vững, văn minh và hiện đại.


Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 1273/BXD-PTĐT.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)