Bài học kinh nghiệm về quy hoạch tại Anh

Thứ ba, 27/09/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thế hệ đầu tiên của Hệ thống Luật Quy hoạch của Anh là Luật quy hoạch đô thị và nông thôn 1947 (Luật QH 1947), nhằm mục tiêu giảm thiểu các hệ quả của nửa thế kỷ công nghiệp và đô thị hoá đã diễn ra trước đó như ô nhiễm môi trường, sự mở rộng tự phát và phát triển đô thị vùng ngoại ô. Luật QH 1947 là cơ sở pháp lý đã xác định Quyền quốc gia về phát triển đất đai (trước đây thuộc chủ sở hữu đất) và bắt buộc tất cả các dự án trước khi đầu tư xây dựng phải được chính quyền địa phương thoả thuận quy hoạch và Luật cũng cung cấp hệ thống điều kiện nếu thoả thuận quy hoạch bị từ chối.

Thoả thuận quy hoạch là nội dung chủ chốt của Luật QH 1947 để thực thi các chính sách quy hoạch. Nội dung thoả thuận là cấp phép xây dựng và thay đổi mục đích sử dụng đất. Tại United Kingdom (UK), việc phát triển khu đất gồm có chứng minh về sở hữu đất đai, công trình xây dựng trên mảnh đất đó (land and property tille) và chứng chỉ quy hoạch (planning tille). Chứng chỉ quy hoạch đã được cấp cho tất cả đất đai có hiệu lực sử dụng từ  1948 trở về trước, từ đó trở về sau các dự án mới đều phải xin thoả thuận quy hoạch.

Để thực thi Luật QH 1947 toàn bộ UK được sắp xếp và thu gọn lại từ 1400 chính quyền địa phương (chính quyền chịu trách nhiệm lập và thực hiện quy hoạch) xuống còn 145 (dựa trên ranh giới hạt, huyện…) và tất cả bắt buộc phải lập quy hoạch địa phương.

Mốc chuyển đổi thứ hai của Luật QH Anh là Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 1990 (TCPA 1990) và 3 bộ luật đi kèm bổ sung Luật bảo tồn Công trình và Khu vực bảo vệ, Luật quy hoạch về các chất độc hại và Luật tổ chức thực hiện.

Mốc chuyển đổi tiếp nữa là “Luật Quy hoạch và mua bán bắt buộc 2004” được bổ sung trong Bộ Luật QH và đã tạo ra nhiều thayđổi lớn cho hệ thống quy hoạch phát triển của Anh, cụ thể:

- Luật đã tạo cơ chế chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương để thực hiện quy hoạch: chính quyền được phép thực hiện các dự án tái phát triển đất đai và áp dụng đặc quyền thu hồi đất, cho tư nhân thuê lại vì mục đích phát triển. Chính quyền cũng kiểm soát các hoạt động quảng cáo ngoài trời, bảo tồn rừng đặc dụng và các công trình kiến trúc có giá trị.

- Để hỗ trợ chính quyền địa phương thực hiện các dự án tái thiết Luật còn tạo cơ

chế vốn cho các dự án này thông qua các chương trình ngân sách Nhà nước. Kế hoạch vốn cho các dự án tái thiết tại địa phương được bố trí lên tới 50- 80% tổng chi hàng năm trong vòng 5 năm hoặc 8 năm và giảm xuống 50% trong 60 năm tiếp theo. Hoặc chính quyền địa phương được chủ động phát hành trái phiếu, tín dụng thời gian 60 năm để chi tra cho dự án tái thiết.

- Nội dung mới bổ sung trong Luật tiếp theo là thay thế quy hoạch cấu trúc (SP) và quy hoạch địa phương  (LDP) trước đây bằng Quy hoạch chiến lược vùng (RSS) và Quy hoạch Khung phát triển địa phương (LDF). Do quy hoạch cấu trúc bị chỉ trích là nhanh chóng lạc hậu và không đáp ứng nhu cầu phát triển và thường bị đòi hỏi phải điều chỉnh ngay khi quy hoạch vừa có hiệu lực. Quy hoạch cấu trúc ngày càng bị chỉ trích trong những thập kỷ 80 và 90 do thời gian lập quy hoạch bị kéo dài, bản chất trìu tượng của quy hoạch và tạo thêm một lớp chính sách trung gian không cần thiết. Xu thế này thể hiện ngày càng rõ tính cấp thiết của việc hình thành bộ máy quản lý Vùng và Chính sách quy hoạch vùng sau thập niên 90.

- Tiếp đến là bổ sung cơ chế khuyến khích đầu tư các dự án hạ tầng tầm cỡ quốc gia. Để làm được điều này Luật bổ sung bắt buộc các chiến lược quy hoạch quốc gia (PPG) phải điều chỉnh để làm rõ hơn vai trò vai trò chính quyền trung ương về các mục tiêu đầu tư hệ thống hạ tầng tầm cỡ quốc gia, như sân bay quốc tế, cảng tổng hợp và hệ thống liên kết các công trình hạ tầng chiến lược trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Việc cụ thể hoá tiêu chí xác định các công trình hạ tầng quốc gia trong chiến lược quy hoạch quốc gia sẽ tiết kiệm thời gian và kinh phí cho các bước chuẩn bị cho các dự án quốc gia sau này. Chiến lược quy hoạch quốc gia còn xác định các khu vực cảnh quan quan trọng như di sản thế giới và hệ thống cảnh quan quốc gia cần bảo tồn. Trong khi đó hệ thống hạ tầng còn lại thì được phân cấp cho chính quyền địa phương.

- Để cải thiện nguồn lực của Nhà nước trong các chương trình đầu tư hạ tầng, trong Luật cũng đề ra cơ chế đánh thuế trên giá trị đất đai tăng do dự án đựpc cấp Chứng chỉ quy hoạch để bù đắp tài chính cho các dịch vụ công. Năm 2010 nội dung này được hoàn thiện thêm thông qua các nguyên tắc để đánh thuế dựa trên các tiêu chí về sử dụng cơ sở hạ tầng của các dự án đầu tư.

- Nội dung được bổ sung tiếp theo trong Luật QH là làm sao hệ thống quy hoạch cần cập nhật được xu thế dịch chuyển và tái cấu trúc nền kinh tế và xu thế toàn cầu hoá.

Chiến lược phát triển kinh tế vùng (RES) phải là đầu vào quan trọng của Chiến lược phát triển không gian vùng (RSS). Khung thời gian quy hoạch và các số liệu thống kê trong RES và RSS phải được thống nhất. Luật còn yêu cầu các chính sách cần đưa ra kết quả cụ thể hơn, hơn là đưa ra thêm một chính sách về cơ chế trung gian nữa để đạt được kết quả mong muốn nào đó, ví dụ về mục tiêu biến đổi khí hậu thì kết quả cụ thể là giảm tổng lượng carbon thải ra thông qua các giải pháp linh hoạt và hiệu quả nhất.

Thông tin về thị trường sử dụng đất đai (thương mại, công nghiệp, nhà ở…) là thông tin đầu vào quan trọng làm căn cứ để xác định sử dụng đất đai hiệu quả nhất. Thay đổi và nâng cao linh hoạt của loại hình sử dụng đất là cơ hội cho các doanh nghiệp thích ứng với những điều kiện thị trường thay đổi nhanh chóng. Tạo điều kiện cho các khu vực đầu tư sản xuất khác nhau về loại hình và quy mô với các địa điểm xây dựng có chất lượng. Giảm thiểu mức độ phức tạp của quy hoạch sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với quy hoạch vì không giống như các công ty lớn có tiềm năng thường có nguồn lực lớn để tiếp cận và can thiệp quá trình ra quyết định về thoả thuận quy hoạch.

Thành phố càng lớn, càng có sức hút về đầu tư và lao động, những hạn chế về quy mô đi thị không thoả đáng có thể làm ảnh hưởng tới sức hút này (do khống chế ranh giới, quy mô của thành phố Oxford, thành phố đã gặp phải những khó khăn trong việc cung cấp quỹ đất công nghiệp, thương mại, nhà ở và hệ quả của nó là giá đất và nhà ở ngày càng thiếu và giá cả thì gia tăng).

Hệ thống quy hoạch UK

Quy hoạch đô thị và nông thôn tại UK là hệ thống quy hoạch sử dụng đất  tại Northern Ireland, Scotland và Wales. Mỗi nước này sẽ có hệ thống quy hoạch riêng. Hệ thống quy hoạch bao gồm 3 nội dung cơ bản:

- Chính sách quy hoạch cấp quốc gia

- Chiến lược phát triển không gian vùng cấp vùng

- Khung phát triển địa phương

Tại cấp quốc gia, hệ thống quy hoạch chỉ là tài liệu định hướng liên quan đến nhiều chính sách quy hoạch khác nhau trong các lĩnh vực nhà ở, giao thông, tiết kiệm năng lượng, đất đai, bảo vệ cảnh quan, tăng trưởng kinh tế, tái thiết đô thị, chất lượng sống của cộng đồng dân cư. Các chính sách quy hoạch trong định hướng được xác định phải đảm bảo nguyên tắc lồng ghép với các ngành khác nhau (nếu cần thiết) để thực hiện mục tiêu.

Hệ thống Chiến lược phát triển không gian Vùng (RSS) là nội dung cụ thể hoá các chính sách quy hoạch quốc gia về định hướng phát triển không gian tại 9 vùng của UK. RSS do Uỷ ban vùng đã lập thay thế Quy hoạch cấu trúc trước đây. Nội dung RSS  là quy hoạch chiến lược (ví dụ như mục tiêu cụ thể như số lượng nhà ở, việc làm sẽ được tạo ra tại mỗi khu vực trong vùng và có xác định vị trí nếu cần thiết).

Nội dung cơ bản của RSS

Lồng ghép các chiến lược phát triển kinh tế Vùng hướng tới nâng cao hiệu quả của 5 động lực phát triển (đầu tư, cạnh tranh, cụm đổi mới , doanh nghiệp, trình dodọ nhân lực). Xác định các thách thức và cơ hội về phát triển hạ tầng, giao thông, tái thiết đô thị, môi trường và xã hội.

Xác định cụ thể các chính sách quy hoạch của vùung (tiểu vùng) được hoạch định trong PPG và các chính sách khác của Nhà nước. Xác định các tiểu vùng dựa trên các tiêu chí là một nội dung quan trọng của RSS. Các tiêu chí bao gồm: chính quyền đô thị hiện tại, vùng tăng trưởng, vùng địa lý kinh tế, thị trường nhà ở, hoặc các vùng có đặc điểm về xã hội và môi trường chung không dựa trên ranh giới hành chính, các tiểu vùng có hệ thống liên kết về kinh tế và thương mại trong vùng.

Các nghiên cứu và cơ sở xác thực để hỗ trợ cho các chiến lược quy hoạch vùng được đề xuất. Báo cáo giám sát chất lượng và quá trình thực hiện hàng năm. Các chiến lược cho các vùng có ranh giới bao trùm nhiều đơn vị hành chính và của vùng được phân cấp. Báo cáo đánh giá các nội dung về phát triển bền vững của những đề xuất về Chiến lược Vùng.

Trừ các dự án được xác định có tầm quan trọng quốc gia, các đề nghị thoả thuận quy hoạch sẽ do Secretary of state phê duyệt, còn lại các dự án khác đều cho chính quyền địa phương thoả thuận…Các chính sách quy hoạch được đề cập  trong PSS sẽ được cập nhật định kỳ và được đề xuất điều chỉnh khi có đủ căn cứ thực tế để chứng minh.

Khung phát triển địa phương (LDF) là Chiến lược phát triển khu vực và cũng như RSS là hướng tới nhiều mục tiêu… và khuyến khích các giải pháp thiết kế đô thị sáng tạo và kiến trúc xanh.

 

Nguồn: Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 52/2011.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)