Xây dựng các không gian công cộng

Thứ năm, 15/09/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Quần thể công trình hay nói rộng hơn là các hình thái đô thị bao gồm các cấu trúc địa bàn, các hình thức sắp xếp công trình thực tế gắn với một đơn vị lãnh thổ tạo môi trường lãnh thổ thuận lợi cho các khả năng phát triển và đổi mới các hoạt động kinh tế xã hội trong phạm vi địa bàn đó. Sau một thời gian dài tồn tại, những hình thái này nhanh chóng chuyển đổi khỏi hình thái ban đầu, gây những bất cập hạn chế. Nếu trước đây việc tạo dựng những hình thái có khả năng tiếp nhận, thậm chí tạo thuận lợi cho sự phát triển của cuộc sống đô thị được kiểm soát tốt tới mức giữa các nhà chuyên môn và người dân đều được chia sẻ một ý tưởng về thành phố thì đến nay vấn đề  này không được giải quyết một cách đơn giản như vậy. Đã có quá nhiều thay đổi xảy ra trong quản lý quy hoạch đô thị cả về mặt lý thuyết và thực hành.

Thách thức đặt ra, liệu chúng ta còn có khản năng đóng góp cách khiêm tốn cho sự phát triển của các đô thị tức là không chỉ mở rộng các địa bàn đô thị hoá và tăng số lượng các công trình mà còn tiếp tục tạo ra cho người dân một không gian sống có thể thích ứng với những thay đổi về lối sống và những biến đổi vèe kinh tế hay không? Nội dung sau đây đề cập đến vấn đề không gian công cộng:

Chúng ta thường xuyên lý giải sự tồn tại của các khu chung cư cao tầng như hệ quả tất yếu của một hình thức “quy hoạch đô thị theo tuyến hành lang tháp cẩu” chịu sự chi phối của lối tư duy nặng về kinh tế- kỹ thuật của hình thức sản xuất hàng loạt. Một tuyến hành lang cho tháp cẩu được vạch ra theo một đường chạy thẳng, phần chân đế tháp, tầm hoạt động của chính tháp cẩu, các phạm vi bảo đảm an toàn, lối di chuyển cho các loại máy thi công  và công nhân, khoảng lùi cần thiết ở phía trước các công trình để tạo thuận lợi cho việc thi công. Khi mà những công trường xây dựng từ 500- 1000 căn hộ không còn là trường hợp hiếm và mỗi dự án có thể tương ứng với một tuyến hành lang cho tháp cẩu sẽ tương ứng với một tuyến phố trong tương lai chỉ rộng từ 12- 16m, bởi những  khoảng không gian thoáng rộng ở phía sau các dãy nhà 2 bên phố sẽ bù đắp cho bề rộng tương đối hạn hẹp của tuyến phố đó. Các toà nhà được thi công đồng thời hoặc theo kiểu cuốn chiếu tuỳ theo số lượng đơn vị thi công có thể bố trí hoặc lịch trình thi công dự kiến. Đó là những toà nhà có chiều cao ở mức  R+ 6, tức là một khối nhà khoảng 150 căn hộ. Khi một đoạn phố như vậy được hoàn thành sẽ tránh lãng phí thời gian.

Mặc dù rất mong muốn “tạo dựng đô thị” song phần lớn các dự án trong thời gian gần đây trên nhiều nước, tuy dựa trên những yếu tố quy chiếu khác nhưng vẫn theo cùng một lối tư duy: trước hết vẫn chú trọng tới hình thái. Các đường phố và quảng trường kết hợp với nhau trong một bố cục lớn tái hiện những sơ đồ quy hoạch các các đô thị vườn mà không xác định rõ quy chế của các không gian và cũng không tính đến trở ngại kỹ thuật. Những trở ngại dẫn tới việc phải lựa chọn những quy mô quá lớn gây ảnh hưởng tới việc phát triển các mối quan hệ xã hội cũng như việc sử dụng hợp lý quỹ đất và các công trình hạ tanàg phó trong tương lai. Xây dựng không gian công cộng không chỉ là xác định một tý lệ khoảng cách giữa các toà nhà. Mạng lưới phân bố và hình thái của các không gian công cộng phải căn cứ theo nhiều yếu tố khác ngoài việc phân cấp các luồng giao thông. Khi thiết kế không gian công cộng cần tính đến hai khía cạnh: không gian công cộng đảm bảo lối vào cho các khu đất và các nhà dân nhưng cũng đảm bảo việc đi lại trong thành phố. Không gian công cộng cần tuân theo một sự điều tiết mang tính xã hội. Không gian công cộng có được một ý nghãi lâu dài không bị lỗi thời là khi quy hoạch những không gian này cần tính đến mọi hạn chế khác nhau, nhất là các hạn chế liên quan đến những công trình sẽ được xây dựng quanh các không gian đó.

Việc diễn tả không gian công cộng cần được nghiên cứu trước để đảm bảo mối liên hệ một cách rõ ràng, tức là hoàn toàn dễ hiểu với bất cứ ai chứ không phải chỉ với nhà chuyên môn. Ở đây chúng tôi  cố gắng đưa những yếu tố cấu thành nét đặc trưng của các không gian công cộng.

Đường phố thông thường:

Khi nói đến thành phố thì trước hết phải nói đến đường phố với cấu trúc đơn giản và liên tục cho phép đi lại hàng ngày, như vậy đường phố và cách thức phân thửa ở các ô phố hai bên đường sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng thành phố, đường phố không chỉ đơn thuần là hai lòng đường và vỉa hè mà thêm cả yếu tố, phần xe chạy phần đỗ xe. Trong cách thức quy hoạch đô thị hiện đại với lý do tách rời các chức năng và đảm bảo an toàn, người ta lại bỏ qua một thực tế là không gian dành cho người đi bộ phải tách rời với không gian cho các không gian cho các phương tiện giao thông.

Việc phân chia lòng đường với vỉa hè theo hình thức giật 2 cấp, sẽ tránh được tình trạng xe hơi đỗ lẫn lên phần vỉa hè dành cho người đi bộ mà không cần phải dựng lên hàng loạt bị đô thị như trụ chắn, dây xích, hàng rào.

Ngõ và lối đi:

Việc xây dựng các công trình hai bên ngõ phố và lối đi được thực hiện theo 3 trường hợp: thứ nhất là các công trình được xây có khoảng lùi và ngăn cách với không gian công cộng bằng các vạt tường, các công trình phụ trợ hay hàng rào. Thứ hai: là các công trình được phân theo thẳng hàng. Thứ ba: là các công trình nằm thẳng hàng dọc theo lối đi và được áp dụng những quy định giống như với các khoảng sân chung hay những lối đi.

Đại lộ vòng cung và đại lộ trục chính:

Đại lộ vòng cung tạo ra một kiểu không gian công cộng trong đô thị khác với các đường phố thông thường. Đại lộ vòng cung khi đó là một không gian thoáng rộng chạy thẳng tắp và kéo dài liên tục (trong khi đại lộ vòng cung thì tạo thành một hệ thống dạng vòng tròn đồng tâm và không liền mạch), đại lộ trúc chính là hệ quả của việc tổ chức không gian trên quy mô lớn bởi khởi nguồn của chúng là những trục đường rộng.

Một đại lộ vòng cung hay đại lộ trục thẳng thường có phạm vi chiều rộng để bố trí nhiều mạng lưới hạ tầng kỹ thuật khác nhau. Đối với các đô thị mới, những tuyến cống chính, đường điện cao thế, đường ống nước là những yếu tố đầu tiên   gắn với đại lộ chính.

Đại lộ công viên, lớp viền ngoài đô thị, sân tản bộ và các công trình hạ tầng lớn. Việc mở rộng khía niệm đại lộ vòng cung thành tuyến bộ hành trong đô thị kết hợp với một địa điểm có cảnh quan đẹp đã dẫn đến khái niệm đại lộ công viên. Với đặc điểm phù hợp cho lưu thông tốc độ cao và có hướng tuyến được quy hoạch uốn lượn, nhưng tuyến đường này thường có nhiều rặng cây hai bên để ngăn cách giữa đường giao thông và nhà dân hai bên.

Quảng trường là trường hợp đặc biệt trong cấu trúc không gian đô thị, là địa điểm được xác định rõ về mặt xã hội, không chỉ thể hiện ý nghĩa thông qua không gian và các bố cục mà còn thông qua các mối liên hệ với các không gian công cộng liền kề và các quần thể công trình xây dựng bao quanh. Trong một cấu trúc không gian đô thị  được điều chỉnh, khoảng lùi đối mặt với dãy mặt tiền có thể áp dụng đối với cạnh nhỏ chứ không phải cạnh lớn của con phố.

Vấn đề quảng trường được đặt ra hiện nay không chỉ trong mối quan hệ giả định với các công trình trụ sở hành chính hay như một cách thể hiện mới của kiểu vườn hoa công cộng hay quảng trường nhỏ kiểu truyền thống. Các quảng trường ngã tư, các khoảng sân trước cửa chính của các công trình hay cửa ngõ vào thành phố đều được tái hiện theo những phiên bản hiện đại tại những khu trung tâm thương mại nằm gần các lối vào thành phố. Việc tạo cho chúng một quy chế đô thị không có nghiã là phỏng theo các đô thị cổ mà chính là lồng ghép vào quá trình thiết kế của chúng những khía cạnh đa dạng hiện còn khiếm khuyết.

Không gian công cộng: các mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, san nền, trang thiết bị đô thị. Sự phát triển phổ biến của hệ thống cống khép kín, hè đường và các mạng lưới hạ tầng cung cấp năng lượng cho các khu nhà, đường phố trở thành những tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật song song với vai trò là mặt nền dành cho giao thông.

Việc trang thiết bị cho không gian công cộng các trang thiết bị đô thị là một cách làm tương đối mới kết hợp với sự thay đổi của đường phố. Việc điều phối toàn bộ các dịch vụ có liên quan để lập các dự án được thực hiện dựa trên nguyên tắc sắp thành hàng thẳng: đèn chiếu sáng, cây xanh, trang thiết bị công cộng.

 

Nguồn: Tạp chí Xây dựng, số 7/2011.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)