Phạm vi, giai đoạn và đối tượng quy hoạch
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu có diện tích tự nhiên khoảng 15.591 km2 bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của 07 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Hưng Yên.
Giai đoạn lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2020, giai đoạn dài hạn đến năm 2030.
Đối tượng quy hoạch: Quy hoạch quản lý chất thải rắn được thực hiện đối với chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Quan điểm quy hoạch: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25/01/2014); Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Cầu đến năm 2020 (Quyết định số 2211/QĐ-TTg ngày 14/11/2013); Các Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan trong vùng.
Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng xử lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường sống đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp điều kiện kinh tế xã hội, ưu tiên áp dụng công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận và các công nghệ tiên tiến, hạn chế chôn lấp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất; Góp phần bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của các đô thị, dân cư và khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Mục tiêu quy hoạch: Điều chỉnh quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đảm bảo xử lý triệt để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả công tác xử lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại.
Xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn, khuyến khích các thành phần kinh tế, huy động các nguồn lực tham gia đầu tư các công trình xử lý và quản lý các hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn; Nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm thiểu tối đa khối lượng chất thải phải chôn lấp Làm cơ sở cho việc rà soát điều chỉnh và lập các đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn, quy hoạch cơ sở xử lý chất thải rắn, các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực thu gom và xử lý chất thải rắn trong phạm vi vùng.
Nội dung nghiên cứu của quy hoạch: Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, dự báo phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng các nguồn phát sinh chất thải rắn, tổng lượng chất thải rắn phát sinh, thành phần các loại chất thải rắn; thực trạng thu gom, vận chuyển; vị trí, quy mô, công nghệ xử lý chất thải rắn; Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn; Rà soát việc triển khai, thực hiện Quyết định số 1440/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/10/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Rà soát, đánh giá các quy hoạch, dự án về xử lý chất thải rắn đã và đang triển khai tại các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn, các hoạt động và tác động đến môi trường của các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Xác định các chỉ tiêu, tính toán dự báo khối lượng các loại chất thải rắn phát sinh; tỷ lệ thu gom, tái chế và xử lý các loại chất thải rắn theo từng giai đoạn; Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Phân vùng và xác định phương thức, tuyến thu gom, vận chuyển, trạm trung chuyển và cơ sơ xử lý chất thải rắn; Xác định vị trí, quy mô công suất, diện tích chiếm đất, khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn theo từng giai đoạn; tổng quỹ đất dành cho việc xử lý chất thải rắn trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo từng giai đoạn; Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn thích hợp cho từng loại chất thải rắn, phù hợp với mục tiêu thu gom, tái chế và xử lý chất thải rắn theo từng giai đoạn........
Tổ chức thực hiện: Thời gian lập quy hoạch: 12 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 được phê duyệt.
Giao Vụ Kế hoạch tài chính thẩm định dự toán chi phí và bố trí nguồn vốn lập quy hoạch; Giao Cục Hạ tầng kỹ thuật quản lý đồ án Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030.
Trung tâm Thông tin
Nguồn: Quyết định 525/QĐ-BXD.