Ngành xi măng: Biến khí thải thành điện năng

Thứ ba, 05/07/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngành Xi măng hiện nay đang để lãng phí một lượng khí thải vô cùng lớn.Theo tính toán, 1 tấn khí thải có thể sản xuất ra 3 - 5KWh điện. Nếu tấtcả các nhà máy sản xuất xi măng của Việt Nam đều tận dụng nhiệt thải từcác lò nung clinker để phát điện, mỗi năm sẽ tận dụng được khoảng 1,5tỷ KWh. Vì vậy Bộ Xây dựng đã yêu cầu các nhà máy xi măng có công suấtlò nung từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên phải có hệ thống tận dụngnhiệt thừa khí thải để phát điện. Đối với nhà máy đang sản xuất hoặc cácnhà máy xi măng đang triển khai đầu tư có công suất 2.500 tấnclinker/ngày chưa có hệ thống tận dụng nhiệt thừa để phát điện chậm nhất31/12/2014 phải đầu tư xong. Tuy nhiên do suất đầu tư cao, thời gianthu hồi vốn chậm nên nhiều nhà máy chưa mặn mà. Theo TCty Công nghiệp Ximăng Việt Nam cho biết, toàn Ngành hiện mới chỉ có vài DN quan tâm vàtận dụng được nguồn năng lượng thải này.

Để sản xuất 1 tấn xi măng phải tiêu hao 100KWh điện. Với công suất toàn ngành khoảng 50 triệu tấn/năm như hiện nay sẽ tiêu tốn khoảng 5 tỷ KWh điện. Do ngành này tiêu hao quá nhiều nguồn điện nên Bộ Công Thương đã phải kêu gọi các các Cty xi măng từ nay đến hết năm 2015 phải tự cung ứng được ít nhất 20% lượng điện bằng cách tận dụng năng lượng nhiệt thải. Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2 là đơn vị đầu tiên trong ngành Xi măng được Tổ chức phát triển nguồn năng lượng mới (NEDO) của Nhật Bản tài trợ xây dựng một trạm phát điện nhiệt khí thải công suất 2.950KW. Kể từ khi đưa vào ứng dụng, trạm này đã chứng minh được tính hiệu quả của nó. Ông Nguyễn Văn Lập - Trưởng phòng nghiên cứu triển khai Cty Xi măng Hà Tiên 2 cho biết: “Từ tháng 3/2002 đến nay trạm nhiệt thải đã tận dụng được nguồn nhiệt từ lò nung có công suất 3 nghìn tấn clinker/ngày vào ứng dụng nên đã tiết kiệm được 14% lượng điện tiêu thụ. Cụ thể, chúng tôi đã sản xuất được 136.575.120KWh, tiết kiệm được khoảng 140 ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, hệ thống máy phát còn thu hồi được lượng khí đốt tại lò hơi và không sử dụng dầu nên không thải khí CO2, góp phần bảo vệ môi trường”. Thấy được lợi ích lâu dài như vậy nên Nhà máy Xi măng Kiên Lương (tên mới của Cty Xi măng Hà Tiên 2) cũng chuẩn bị đầu tư dây chuyền mới có công suất 3 nghìn tấn clinker/ngày và lắp đặt hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải công suất từ 4 - 5MW để phát điện tại dây chuyền này.

Cty Xi măng Holcim Việt Nam cũng là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cũng như tận dụng các chất thải để tái chế nguồn nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Cty này vừa khởi công xây dựng trạm phát điện tận dụng nhiệt thừa khí thải công suất 6MW với tổng vốn đầu tư 18 triệu USD tại Nhà máy Xi măng Hòn Chông, mỗi năm sản xuất ra 44 triệu KWh điện. Với công suất đó dự kiến sẽ đáp ứng đủ lượng điện cho toàn bộ Nhà máy Xi măng Hòn Chông vận hành trong 88 ngày, tương đương với lượng điện sinh hoạt cung cấp cho 18.300 hộ gia đình trong một năm, tiết kiệm được 9 nghìn tấn than đá hoặc 6.450 tấn dầu HFO để sản xuất điện mỗi năm.

Ngoài ra, do nhà máy nằm tại vựa lúa ĐBSCL, khu vực có nguồn trấu rất lớn nên từ năm 2004 Holcim đã tận dụng nguồn nguyên liệu này thay than để nung clinker. Bên cạnh đó, Nhà máy Xi măng Hòn Chông còn tận dụng nguồn nhiệt từ nhà máy xử lý chất thải nên năm 2010 đã tiết kiệm được 15,6% điện năng, dự tính năm 2011 này sẽ tiết kiệm được 18%. “Việc tái sử dụng các nguồn nhiệt thải này sẽ giúp Holcim đạt được mục tiêu giảm 25% khí thải CO2 từ nay đến hết năm. Đây là giải pháp thiết thực hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững mà Holcim mong đợi", ông Gary Schutz - Tổng giám đốc Cty Xi măng Holcim chia sẻ.

Để đầu tư 1MW điện năng cần 2,06 triệu USD. Với lãi suất tăng cao, vay vốn lại đang rất khó khăn nên Cty Xi măng Hà Tiên 1 dự kiến sẽ thực hiện đầu tư theo phương thức BOT cho trạm nhiệt thải có công suất 5MW hoặc cho thuê tài chính để đầu tư dự án này.


Theo Báo Xây dựng điện tử
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)