Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam được thí điểm thành lập theo Quyết định số 54/QĐ-TTg ngày 12/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó TCtyĐầu tư phát triển nhà và đô thị - Bộ Xây dựng được lựa chọn là đơn vị nòng cốt, với sự tham gia của các TCty: TCty Xây dựng Hà Nội, Viglacera, Viwaseen và Xây dựng Bạch Đằng. Cùng với Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam, đây là mô hình thí điểm Tập đoàn kinh tế lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam, hình thành trên cơ sở tổ hợp của nhiềuTCty 90, khác hoàn toàn với các mô hình Tập đoàn kinh tế trước đó, được thành lập trên cơ sở nâng cấp các TCty 91.
Thực hiện chủ trưởng của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước(DNNN),nhằm giải quyết một cách cơ bản các vấn đề tồn tại, giúp các DNNN vượt qua giai đoạn khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới đang có nhiều khó khăn, thách thức; ngày 02/10/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1428/QĐ-TTg kết thúc thí điểm hình thành Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam.Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định: thành lập TCty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) trên cơ sở tổ chức lại Công ty mẹ - Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị và các đơn vị thành viên của Tcty Đầu tư phát triển nhà và đô thị trước đây; chuyển giao quyền và nghĩa vụ Chủ sở hữu vốn nhà nước tại các TCty tham gia Tập đoàn về Bộ Xây dựng quản lý; bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chủ chốt tại các TCty sau khi tổ chức lại.
Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, Thứ trưởng Trần Văn Sơn cho biết: Sau một thời gian thí điểm các tập đoàn, các mục tiêu ban đầu chưa đạt được, cùng với khó khăn nội tại của chính các Tập đoàn hiện nay, Chính phủ đã quyết định tái cơ cấu các Tập đoàn,TCty để hoạt động hiệu quả hơn. Hai Tập đoàn của Bộ Xây dựng được Chính phủ quyết định kết thúc sớm, các tập đoàn tiếp có thể tùy từng điều kiện sẽ tiến hành cổ phần hóa hoặc thu gom lại hoặc có thể tách ra…Chính phủ chỉ giữ lại một số tập đoàn giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế bảo đảm an ninh quốc gia như lương thực, năng lượng viễn thông, còn lại các TCty 91 trước đây cũng tùy từng điều kiện sẽ thực hiện chủ trương giao cho các Bộ thực hiện quản lý. Theo Thứ trưởng, hiện chúng ta chưa thể có một cơ quan chuyên trách đủ am hiểu tất cả các lĩnh vực, các ngành để quản lý tất cả các DNNN vì số này quá nhiều, hoạt động ở mọi lĩnh vực. ở các nước cũng đều có DNNN nhưng tỷ trọng rất ít. Tùy điều kiện phát triển kinh tế chính trị của từng nước và từng thời kỳ mà việc quản lý các NDNN được thực hiện theo mô hình cách thức khác nhau. Hiện ở Việt Nam, có tới 1309 DN có 100% vốn nhà nước và nhiều DN do nhà nước nắm giữ chi phối. Như vậy đòi hỏi phải lựa chọn mô hình quản lý DNNN sao cho phù hợp trên cơ sở phân công, phân cấp hợp lý việc thực hiện các quyền, trách nhiệm nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với nhóm DN này. Thứ trưởng khẳng định: “ Việc quản lý các Tcty sẽ không giống như mô hình Bộ chủ quản trước đây. Bộ không can thiệp sâu vào công tác quản lý, điều hành kinh doanh của DN mà chỉ quản lý với tư cách là chủ sở hữu cấp trên theo quy định của pháp luật, DN sẽ chịu trách nhiệm quản lý điều hành mọi mặt SXKD. Nhiệm vụ chính của Bộ là quyết định bổ nhiệm nhân sự chủ chốt, phê duyệt điều lệ, kế hoạch SXKD 5 năm, thực hiện giám sát kiểm tra thanh tra công tác quản lý điều hành của HĐTV, bộ máy điều hành của TCty theo quy định…”. Thứ trưởng cũng lưu ý, các TCty phải khẩn trương hoàn thiện Đề án tái cơ cấu DN và đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa theo đúng kế hoạch, trong đó phân tích đánh giá đúng thực trạng để có giải pháp tái cơ cấu phù hợp, kiên quyết thoái vốn tại các DN không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính theo nguyên tắc thị trường, chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính của mình. “ Thành công được, quan trong nhất là tái cơ cấu về tái chính. Các DN phải tái cơ cấu các khoản nợ, khoanh nợ, dãn nợ, phân nhóm nợ. Trong điều kiện khó khăn, gấp gáp hiện nay, các DN phải nhanh chóng xây dựng điều lệ tạm thời để làm thủ tục đăng ký kinh doanh, bổ nhiệm nhân sự theo thẩm quyền để bảo đảm hoạt động hiệu quả, liên tục.”- Thứ trưởng Trần Văn Sơn nhấn mạnh.
Hiện các TCty thuộc Bộ đang quyết liệt thực hiện cổ phần hóa. Việc chính thức bàn giao quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu vốn nhà nướcvề Bộ Xây dựnglà cơ sở để các TCty với vai trò là đại diện chủ sở hữu thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Các DN cũng khẳng định sẽ bám sát chỉ đạo, nhanh chóng kiện toàn bộ máy điều hành của DN, kế hoạch SXKD mang tính khả thi với nguồn lực và thực tiễn của DN mình, sớm ổn định và đi vào hoạt động hiệu quả…/.
Theo : Báo Xây dựng điện tử