Nội dung

Lĩnh vực

Đặt câu hỏi

Cá nhân/ Doanh nghiệp/ Tổ chức(*)

Email(*)

Số điện thoại

Địa chỉ

Lĩnh vực

Tiêu đề(*)

Nội dung(*)

Mã xác nhận(*)

     

Thời điểm để tính giá vật liệu công trình khẩn cấp

Công ty tôi có nhận thầu công trình được thực hiện theo quy trình khẩn cấp, hợp đồng được ký vào tháng 5/2024 với đơn giá được đề xuất dựa trên thông báo giá tại cùng thời điểm trên. Loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.

Đến tháng 10/2024, chủ đầu tư có trình thẩm định và phê duyệt dự toán chi tiết công trình và lấy đơn giá theo thông báo giá tại thời điểm tháng 10/2024.

Do có sự chênh lệch về đơn giá vật liệu giữa hai thời điểm nên chủ đầu tư có yêu cầu nhà thầu phải ký phụ lục hợp đồng theo đơn giá mới.

Tôi xin hỏi, với các công trình làm theo quy trình khẩn cấp thì dự toán được lập dựa trên thông báo giá tại thời điểm ký hợp đồng hay thời điểm phê duyệt dự toán? Nếu phải điều chỉnh thì phần khối lượng công việc đã được thực hiện thì tính theo đơn giá nào?

Tạ Quang Hưng (hungtq15@gmail.com) -

Chính sách hỗ trợ xây nhà ở đối với người có công với cách mạng

Ông Nguyễn Văn Hậu (thôn 3, xã Hương Đô, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) có thời gian công tác trong quân đội từ tháng 05/1972 đến tháng 08/1977 thuộc các đơn vị (C275-C1 D50 (128 Lào)/BCHQS Hà Tĩnh-C1 E106 (Tăng thiết giáp)/Quân Khu 4).

Trong thời gian ở trong quân ngũ, ông bị thương và được công nhận là thương binh (Hạng 4 – 26%). Gia đình ông thuộc đối tượng là người có công với cách mạng vì em ông là Nguyễn Văn Thích - liệt sĩ (ông Hậu là người thờ cúng liệt sĩ) và vợ ông là bà Trần Thị Loan thuộc đối tượng người tàn tật đặc biệt nặng.

Cho tôi hỏi, trường hợp ông Hậu có đủ điều kiện làm đơn xin hỗ trợ sửa chữa hoặc làm lại nhà mới để ở không? Có bắt buộc gia đình ông phải có tiền đối ứng để được nhà nước xét đơn khi hỗ trợ không?

Nguyễn Vĩnh Phúc (vinhphuc1953@gmail.com) -

Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng

Bố tôi là thương binh loại A, thương tật hạng 1/8, mất sức lao động 22%. Bố tôi đã chết năm 2016. Hiện nay còn mẹ tôi đang sống trong căn nhà cũ đã xuống cấp. Vậy cho tôi hỏi mẹ tôi có thuộc diện được hỗ trợ xây nhà mới theo Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ hay không?

Đinh Quốc Toản (dinhquoctoan.vecm@gmail.com) -

Thiết kế thang chữa cháy cứu nạn ngoài nhà

Chúng tôi đang thiết kế nhà kho kích thước 152x48m với chiều cao 25m, nhà kho 1 tầng kết cấu thép, mái tôn bao che. Trong chương 6 chữa cháy và cứu nạn của QCVN 06:2022, có mục 6.6, 6.11 và mục liên đới A.1.3.1 là đang nói về thang lên mái, theo cán bộ hướng dẫn chúng tôi thì công trình của chúng tôi bắt buộc phải dùng thang P2. Khi tôi tham khảo các mục trên thì thấy không rõ ràng như sau: mục 6.6 có 2 ý, ý 1 nói về lối ra mái với các công trình từ 2 tầng, ý 2 nói về số lượng lối ra mái với các hạng mục theo từng công năng. mục 6.11 đang dẫn dắt cho các thang chữa cháy ngoài nhà theo mục 6.6 và có yêu cầu dùng thang P2 cho nhà có chiều cao trên 20m. Điều A.1.3.1 nói về lối lên mái cho nhóm nhà cụ thể (áp dụng cho công trình của chúng tôi), nhà 1 tầng bố trí lối lên mái bằng thang thép hở ngoài nhà, không có bắt buộc phải dùng thang P2. Vậy xin vụ Khoa học công nghệ - Bộ Xây dựng hướng dẫn chúng tôi, trường hợp công trình chúng tôi có bắt buộc sử dụng thang P2 không?

Duong Van Vinh (duongvinhxd@gmail.com) -

Khoảng cách công trình trong Phụ lục E – QCVN 06:2022

Câu 1: Trong phụ lục E có ba bảng tra khoảng cách công trình theo bảng E1; E2; E3. Hiện tại bảng E1, E2 quy định khoảng cách theo bậc công trình và hạng nguy hiểm cháy của nhà; Bảng E3 khoảng cách tới đường ranh giới khu đất nhưng trong bảng E3 mục E3.3.2 có nêu khoảng cách theo đường ranh giới... hoặc tới một đường quy ước giữa tường ngoài của các nhà liền kề trong cùng một khu đất. Như vậy được hiểu giữa 2 nhà trong cùng một khu đất để xác định khoảng cách an toàn cháy lan sẽ có thể áp dụng bảng E3, không áp dụng bảng E1, E2 có được không ạ?

Câu 2: Nếu cho áp dụng bảng E3 thay thế bảng E1, E2 thì khoảng cách an toàn cháy lan giữa các công trình trong cùng một khu đất có đang không thống nhất không?. Ví dụ khi xét khoảng cách nhà theo bảng E1 và E4b thuộc E3. Trong khi nếu sử dụng bảng E4b thì khoảng cách giữa hai nhà khi vẽ đường quy ước thì chỉ cần hơn 6m nhưng theo bảng E1 theo công trình bậc V với bậc V thì phải 15m hoặc 18m.

Long (Congiongtomtt@gmail.com) -

Điều kiện thực hiện thí nghiệm và xuất kết quả thí nghiệm đối với các chỉ tiêu thử nghiệm gạch block bê tông (gạch bê tông) theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6477:2016, của Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có mã số LAS-XD 1866

Công ty TNHH ĐTXD và Kiểm định HT (trụ sở tại địa chỉ: Đường số 22, KĐT Golden City, khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Phòng thí nghiệm LAS-XD 1866 thuộc Công ty TNHH ĐTXD và Kiểm định HT qua công tác kiểm tra đánh giá và đã được Bộ Xây dựng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện thí nghiệm chuyên ngành xây dựng số 29/GCN-BXD ngày 13/03/2020, trong đó có 165 danh mục phép thử kèm theo Giấy chứng nhận.

Theo đó, phép thử có số thứ tự 114 (trang 4) là Thử nghiệm cơ lý gạch Blok, với các chỉ tiêu thí nghiệm kèm theo tiêu chuẩn kỹ thuật được cấp là TCVN 6477:2016.

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6477:2016, ở “Mục 5. Phương pháp thử “ trong đó có các mục nêu ra các phương pháp thử cho từng chỉ tiêu cụ thể như sau: “5.2. Xác định kích thước, màu sắc và khuyết tật ngoại quan” “5.3. Xác định độ rỗng” “5.4.  Xác định cường độ chịu nén” “5.5.  Xác định độ thấm nước”.

Cho tôi hỏi, Phòng thí nghiệm LAS-XD1866 thuộc Công ty TNHH ĐTXD và Kiểm định HT có đủ điều kiện thực hiện thí nghiệm và xuất kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu như nêu trên không?

Huỳnh Phan Nhân (hpnhanag@gmail.com) -