Sử dụng hợp lý đá ốp lát của Việt Nam

Thứ sáu, 20/06/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Tài nguyên khoáng sản đá ốp lát Việt Nam Tài nguyên khoáng sản đá ốp lát Việt Nam rất phong phú, phân bố tại nhiều vùng khác nhau. Trước những năm 90 của thế kỉ trước, khoáng sản làm vật liệu xây dựng nói chung, đá ốp lát nói riêng chưa được tiến hành thăm dò nhiều. Có nhiều mỏ đá ốp lát chưa được điều tra, thăm dò một cách tỉ mỉ thì đã tiến hành khai thác và sử dụng. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, đồng thời phát triển theo hướng hội nhập với kinh tế thế giới, các yêu cầu về chất lựơng sản phẩm cũng đựơc quan tâm hơn. Vì thế, trong những năm gần đây công tác điều tra thăm dò các mỏ đá ốp lát đã được quan tâm đầu tư. Qua kết quả điều tra thăm dò các mỏ đá ốp lát cho thấy trên lãnh thổ Việt nam có các loại khoáng sản đá ốp lát sau đây:

Đá magma xâm nhập. Đá magma xâm nhập có các loại siêu mafíc – mafíc, trung tính, acid và một phần đá kiềm. Đây là loại chủ yếu cung cấp đá xây dựng và đá ốp lát có chất lựơng đặc biệt cao, quy mô các mỏ thường thụôc loại lớn. Điển hình cho loại hình này gồm có các mỏ sau:

Mỏ granit đỏ An Trường thuộc huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định. Đá có màu đỏ đậm, đỏ nhạt và tím đỏ. Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm thạch anh 20 – 30% felspat kali 45 – 50% , biotit 3% . Ngoài ra còn có một ít muscovit, clorit, epidot, fluorit, carbonat… Các thành phần có hại cho đá ốp lát như pyrit, chalcopyrit tuy có tồn tại nhưng với hàm lựơng không đáng kể, không ảnh hưởng đến chất lựơng của đá.

Mỏ đá ốp lát Đông Nam Núi Cấm thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. Đây là mỏ đá ốp lát có chất lựơng vào loại tốt nhất ở Việt Nam, có màu sắc đẹp.

Mỏ đá gabro Cỏ ống thụôc chi khu Cỏ ông đảo Côn Sơn huỵên Côn Sơn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tổng trữ lựơng và tài nguyên đá ốp lát kiểu phun trào trung tính Việt Nam.

Đá trầm tích. Đá trầm tích carbonat như đá vôi, đolomit. Đá vôi Việt Nam có quy mô rất lớn, chất lựơng tốt. Ngoài vịêc sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi măng, các chất phụ gia có giá trị kinh tế cao, đá carbonat Vịêt Nam còn được sử dụng để sản xuất đá ốp lát và đá khối chất lựơng khá tốt. Đá carbonat có quy mô rát lớn nhưng phân bố không đều trên lãnh thổ nước ta. Các loại đá trầm tích carbonat có thể làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ đuợc khai thác tại một số vùng ở miền Bắc như Nghệ An, Yên Bái và Thanh Hoá. Đá hoa vùng Quý Hợp Nghệ An có chất lựơng rất tốt như màu sắc đẹp, hạt nhỏ, trắng mịn, ít bị nứt nẻ, ít tạp chất, cấu tạo dạng khối đến phân lớp dày.

Những kiến nghị về khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản đá ốp lát Việt Nam

Hàng năm, chúng ta đã và đang khai thác với khối lựơng lớn đá ốp lát phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do chưa đầu tư chiều sâu công nghệ, đặc biệt là khâu nghiên cứu và tìm các giải pháp xâm nhập thị trường còn có những vấn đề chưa phù hợp với việc khai thác và sử dụng đá ốp lát chưa đạt hiệu quả cao.

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển xây dựng của nước ta và các nước trong khu vực rất lớn và trong tương lai còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, vì vậy, nhu cầu về đá ốp lát có chất lựơng ngày càng nhiều. Để đáp ứng đuợc nhu cầu về đá ốp lát, đá mỹ nghệ trứơc mắt và trong tương lai, cần xây dựng chính sách phát triển đúng đắn, có các bước đi thích hợp sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm này và để đề ra được chính sách thích hợp, cần phải nghiên cứu thử nghiệm các công dụng của từng loại khoáng sản trong đó có đá ốp lát.

Ở trong nước, với tốc độ phát triển mạnh của nền kinh tế và các thành phố, đô thị nhu cầu tiêu thụ đá ốp lát ngày càng tăng. Hơn nữa với xu thế hội nhập, ngày càng có nhiều công trình xây dựng cao cấp đòi hỏi phải có sản phẩm đá ốp lát vừa có chất lựơng cao, vừa phải có quy mô  lớn. Vì vậy, hằng năm chúng ta phải nhập khẩu một lựơng lớn đá ốp lát lên tới vài trăm ngàn mét khối. Do đó, trong quá trình nghiên cứu thị trường ngoài nước cần chú ý thị truờng trong nứơc và xem đó là xuất khẩu tại chỗ.

Một số loại đá granit đỏ, vàng Bình Định, granit xanh, đen Phú Yên, Thanh Hoá… đang đuợc thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Đá granit và đá marble của Vịêt Nam có nhìêu chủng loại, màu sắc đẹp, sức tô điểm cao. Tuy nhiên, trong khai thác hịên nay công nghệ của chúng ta còn lạc hậu nên tổn thất tài nguyên còn ở mức cao. Bên cạnh đó, công nghệ chế tác còn hạn chế, nên chất lựơng sản phẩm chưa đáp ứng được các khách hàng khó tính.

Ở ngoài nước, nhu cầu tiêu thụ đá ốp lát trên thị trường thế giới có thể nói là rất lớn. Các nước có truyền thống và nhu cầu sử dụng đá ốp lát tự nhiên gồm có Italia, Hy Lạp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc… Sản lựơng đá ốp lát của các nứơc này chiếm khoảng 2/3 sản lựơng toàn thế giới. Các nước xuất khẩu đá ốp lát hàng đầu thế giới gồm có Italia, Ấn Độ, Canada, Brazil, Trung Quốc, Nam Phi.

Một số kiến nghị về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và tài nguyên khoáng sản

Trong quá trình khai thác, chúng ta chưa tận dụng hết tài nguyên khoáng sản. Đối với những loại đá ốp lát quý hiếm như ở mỏ Đông Nam Núi Cấm tỉnh An Giang cần thiết phải đầu tư công nghệ để chế biến nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư cũng như hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản. Với những loại đá ốp lát quý như ở Mỏ Đông Nam Núi Cấm thì không nên xuất khẩu sản phẩm thô, đặc biệt là xuất khẩu đá khối. Mặt khác, trong quá trình khai thác và chế biến cần phải nghiên cứu tận thu tối đa những khối đá có kích thước nhỏ. Đối với những loaị đá ốp lát có quy mô trữ lựơng lớn như đá trầm tích carbonat nếu có điều kịên xuất khẩu có thể vừa xuất khẩu đá khối vừa xuất khẩu sản phẩm tinh chế. Còn đối với đá vôi trắng thì vấn đề phải có những bài toàn kinh tế để giải đáp. Đá vôi trắng ở vùng Nghệ An, Yên Bái và một số nơi khác ngoài việc sử dụng làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ còn được sử dụng làm chất độn, chất phụ gia cho ngành côn nghiệp giấy, sơn và compozit.

  nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi truờng tháng 5-2008

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)