Suy giảm nguồn nước hạ lưu các lưu vực sông và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý

Thứ năm, 19/06/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Hiện trạng suy giảm nguồn nước, khan hiếm nước ở hạ du các lưu vực sông Việt Nam có tài nguyên nước thuộc loại trung bình trên thế giới, song ẩn chứa nhiều yếu tố kém bền vững. Theo thống kê hiện nay, xét lượng nước trên lưu vực sông vào mùa khô, nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với thiếu nước, một số khu vực như Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ thuộc loại khan hiếm nước

Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên quý hiếm như mấy năm gần đây, nhu cầu nước cho phát triển không ngừng tăng lên trong khi nhiều dòng sông bị suy thoái, ô nhiễm. Số liệu điều tra cơ bản tài nguyên nước trong vòng 5 năm gần đây cho thấy, tài nguyên nước mưa trên lãnh thổ Vịêt Nam ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, thấp hơn khoảng 1%. Sự phân bố mưa trong năm có khác biệt nhất định so với quy luật chung, thường tập trung vào một vài tháng trong mùa mưa với lựơng mưa thường vựơt trung bình nhiều năm TBNN. Mùa mưa thường kết thúc sớm hơn bình thường khoảng 1 tháng, vào mùa kiệt thường có lựơng mưa nhỏ, không đủ bù lại lựơng nước bốc hơi trên lưu vực. Đây là những thay đổi đáng lưu ý khi đánh giá nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ thiếu nước.

Mặc dù tài nguyên nước mưa dao động ở mức TBNN, nhưng tài nguyên nước mặt ở hạ du các công trình hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi trên những lưu vực sông chính nước ta, như sông Hồng, Đồng Nai- Sài Gòn, Srepok, Sê San, sông Ba, Vu Gia- Thu Bồn và một số sông khác, phổ biến thấp hơn TBNN, có nơi thấp hơn khá nhiều. Tại hạ lưu sông Đà, Thao, Lô và sông Hồng - Thái Bình, nguồn nứơc trong 5 năm gần đây đều thấp hơn TBNN từ 9 - 18%, trong đó, tại tuyến Hà Nội, thấp hơn 22%, riêng năm 2006 và 2007 thấp hơn tới 30%. Trong các mùa kiệt, nguồn nước trong sông còn thấp hơn trung bình cùng kì đến 50 - 60%. Trên các lưu vực sông ở Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên, tài nguyên nước mặt phổ biến ở mức thấp hơn trung bình 15-40%, riêng các lưu vực sông ở Nam Trung Bộ thuộc các tỉnh Bình Định, Bình Thuận, lượng dòng chảy thấp hơn TBNN tới 55-60%.

Hiện tựơng nguồn nước mặt suy giảm trong mùa kiệt từ 2003 đến 2008 đã diễn ra ở hạ lưu các hồ chứa thuỷ địên Hoà Bình, Thác Bà, gần đây lại thêm hồ Tuyên Quang, dẫn tới suy giảm liên tục ở hạ lưu sông Hồng. Tình trạng trên không chỉ diễn ra ở hạ lưu sông Hồng mà còn khá phổ biến ở đa số các lưu vực sông khác như sông Quảng Trại, Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, sông Kôn, sông Ba, Đồng Nai - Sài Gòn, Sê San, Srepok,… Khan hiếm nước do nguồn nước ở hạ lưu các sông suy giảm lại bị tác động mạnh của nước thải ô nhiễm, của xâm nhập mặn làm cho việc cấp nước sinh hoạt, sản xuất gặp nhiều bất trắc lớn ở hạ du các lưu vực sông nêu trên trong mấy năm gần đây.

Theo dự tính, nhu cầu dùng nước đến năm 2010 ở nước ta sẽ lên đến 130 tỷ m3/ năm, chiếm tới trên 40% lựơng nước sản sinh trên lãnh thổ nứơc ta, chiếm trên 75% ngừôn nứơc mùa kiệt khoảng 170 tỷ m3 ở các lưu vực sông. Tình trạng trên cho thấy nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức nghiêm trọng, nhất là trong những năm tới. Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra trên diện rộng ở nhiều vùng trên cả nước vào những tháng tới, nhất là các tháng cuối mùa kiệt. Thiếu nước, suy giảm nguồn nước có thể căng thẳng hơn ở hầu khắp các khu vực. Nước mặn xâm nhập sâu kết hợp với suy giảm nguồn nước ở hạ lưu các dòng sông và còn làm ảnh hưởng lớn tới cấp nước sinh hoạt và sản xuất ở vùng hạ du nhiều lưu vực sông chính nước ta.

Nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên nước

Suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước ở hạ lưu các lưu vực sông, ngoài nguyên nhân khách quan diễn biến theo quy luật tự nhiên của tài nguyên nước, điều kiện khí hậu, thuỷ văn, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và của hịên tượng El Nino, còn do tác động của con người, chính chúng ta gây ra và làm cho tình hình càng nghiêm trọng hơn. Theo đánh giá sơ bộ, ở các lưu vực phát triển mạnh các công trình thuỷ điện, tình hình suy kiệt nguồn nước ở hạ du công trình hồ chứa dẫn tới khan hiếm nước, thiếu nước, thậm chí là hạn hán có biển hiện xảy ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn so với ở hạ lưu các hồ chứa thuỷ lợi. Có thể dễ ghi nhận khi hầu hết các hồ chứa thuỷ điện đều có dung tích chết khá lớn, thầm chí rất lớn, tới cả tỷ mét khối nước chíêm tới khoảng 30% tổng dung tích hồ, hoặc chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực khác do phục vụ tạo đầu nước cao để nâng cao công suất phát điện. Trong khi, vào những thời kì khô hạn, thiếu nước cho sinh hoạt, cho hạ du, lựơng nước này thường bị bỏ phí, hoặc chỉ “tận dụng” được phần nào.

Năng lực hoạt động của hầu hết hồ chứa thuỷ lợi đã và đang bị xuống cấp. Năng lực trữ nước của nhiều hồ chứa nước, nhất là các hồ chứa nhỏ bị giảm đáng kể do bồi lắng, tổn thất nứơc chíêm tỉ lệ lớn, có khi buộc phải giữ nước ở mức thấp để đảm bảo an toàn. Qua tổng hợp số liệu vận hành hằng năm cho thấy, đa số các công trình hồ chứa thuỷ lợi và thuỷ điện chưa có quy trình vận hành hoặc có nhưng quy trình vận hành chưa hợp lý, chậm được cập nhật sau hàng chục năm, có khi sau 20-30 năm hoạt động trong khi điều kiện tài nguyên nước và mục tiêu hoạt động của công trình cùng một số đặc trưng đã thay đổi.

Việc quản lý tổng hợp các hồ chứa đa mục tiêu chưa được thực hiện. Ở nhiều hồ chứa, việc tích nước, xả nước vào những thời kì nhất định thường chưa tuân thủ đúng quy trình vận hành đã đuợc phê duyệt, chưa theo đúng thiết kế, thậm chí ở một số hồ trong những thời kì dài vi phạm nghiêm trọng việc vận hành bảo đảm nguồn nước tối thiểu cần thiết cho hạ lưu, không bảo đảm dòng chảy môi trường, không bảo đảm đời sống bình thường của một dòng sông.

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước

Việc quản lý thuỷ lợi, thuỷ điện đã tạo bước tiến quan trọng trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lựơng và phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi thời gian qua cũng đồng thời bộc lộ nhiều bất cập. Trong một năm, có cả chục công trình truỷ địên lớn công suất trên 30MƯ, dung tích hồ chứa trên 500 triệu mét khối nước, vài chục công trình thuỷ điện vừa và nhỏ đựơc khởi công xây dựng mà thực chất là đã ở giai đọan “khởi công”, chặn dòng chảy mỗi con sông. Có những trường hợp, có tới 3-5 công trình thuỷ điện cùng đồng thời thi công xây dựng trên một lưu vực, gây ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên nước. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, việc xây dựng, phát triển thuỷ điện, thủy lợi cho đến nay, đã ở “ngưỡng” giới hạn. Do vậy, đòi hỏi phải xem xét, đánh giá toàn diện hơn quá trình phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi, cân nhắc kĩ hơn các khâu, từ quy hoạch đến thiết kế, thi công xây dựng cũng như vận hành công trình. Quy hoạch lưu vực sông phải đi trước,  làm căn cứ để hoàn thiện, điều chỉnh quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các ngành, trong đó có thuỷ điện, thuỷ lợi…

Việc vận hành công trình đơn lẻ cũng như vận hành hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa cũng đang còn nhiều bất cập. Nhiều vấn đề mới, không chỉ phương pháp tiếp cận, cơ sở khoa học mà cả tổng kết thực tiễn ở nước ta cần đặt ra một cách cơ bản, toàn diện. Trên cơ sở đó xây dựng cơ chế đảm bảo điều hoà, phân bổ khách quan, hợp lý tài nguyên nước cho các nhu cầu sử dụng, bảo vệ dòng sông và bảo vệ môi trường. Các hồ chứa cần được bảo vệ, quản lý và vận hành theo quy định chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Không nên để kéo dài tình trạng vận hành hồ chứa mà thiếu quy trình hoặc quy trình chưa hợp lý, cũng cần chấm dứt kiểu vận hành quá chú trọng đến việc khai thác tài nguyên nước vì lợi ích trước mắt, lợi ích của một vài lĩnh vực riêng lẻ trong khi chưa xem trọng đúng mức các lợi ích khác. Cần có cơ chế phối hợp bảo đảm vận hành hiệu quả các hồ chứa để nguồn nước được sử dụng tiết kiệm, đa mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế- xã hội- môi trường của tài nguyên nước trên lưu vực sông, trong các hồ chứa.

Vấn đề suy giảm nguồn nước ở hạ lưu các lưu vực sông đang diễn ra và ngày càng diễn biến phức tạp. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có những bịên pháp đồng bộ, có tính hệ thống và thực hịên kiên trì trên toàn lưu vực sông với quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưc vực sông, quản lý suy giảm nguồn nước, khan hiếm nước. Những biện pháp quan trọng hàng đầu gồm: Điều tra cơ bản đồng bộ; quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông; Phát triển nguồn nước với các biện pháp công trình và phi công trình; Xây dựng cơ chế điều hoà, phân bổ nguồn nước ở mốt số lưu vực trọng điểm; Tăng cường quản lý nhu cầu, có cơ chế kinh tế, tài chính đảm bảo dùng nước hiệu quả, tiết kiệm và nâng cao giá trị đóng góp cho phát triển của tài nguyên nước; Xây dựng cơ chế phối hợp trách nhiệm bảo đảm vận hành hiệu quả các công trình tài nguyên nước; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực trên cơ sở quy hoạch tổng thể lưu vực sông; Điều chỉnh quy hoạch khai thác, sử dụng nước cho chuyên ngành phù hợp với tiềm năng nguồn nước; Tăng cường phòng chống ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.

nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tháng 5- 2008

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)