Tên đề tài: Điều tra khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vật liệu xây dựng

Thứ năm, 22/05/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mã số đề tài: Thuộc Dự án sự nghiệp kinh tế Hợp đồng số 02/HĐ-SNKT ngày 5/2/2007. Chủ nhiệm đề tài:  Lê Thế Ngọc. Cơ quan chủ trì thực hiện: Vụ Vật liệu xây dựng – BXD. Thời gian nghiệm thu đề tài: Ngày 10 tháng 4 năm 2008.                       Địa chỉ tài liệu: KQNC.0971/0972. Thư viện KHCN – Bộ Xây dựng.

Mục tiêu đề tài:

Nước ta là một quốc gia có tiềm năng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng VLXD. Việt Nam có hầu hết tài nguyên, khoáng sản để sản xuất VLXD, có điều kiện thuận lợi để áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, có thị trường tiêu thụ lớn của hơn 80 triệu dân, có nguồn lao động dồi dào, có môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn. Ngành công nghiệp VLXD giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng của đất nước. Là một ngành sản xuất hàng hoá, sản phẩm VLXD là hàng hoá mang tính đặc thù riêng, vừa chịu sự điều chỉnh chung của các văn bản quy phạm pháp luật đối với sản phẩm hàng hoá, vừa chịu sự điều chỉnh riêng ngành hàng như là nguyên liệu, là bộ phận cấu thành trong công trình xây dựng. Từ trước tới nay chưa có Nghị định riêng về quản lý VLXD, quy định cụ thể nội dung, phạm vi công việc quản lý, trách nhiệm, thẩm quyền của các chủ thể quản lý và chịu sự quản lý. Vì thế, việc triển khai thực hiện quản lý VLXD ở các cấp còn lúng túng và hiệu lực quản lý chưa cao. Mặc dù một số vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý VLXD đã được quy định ở một số Nhị định khác, nhưng nhiều vấn đề quy định trong các Nghị định nói trên chưa được phủ hết nội dung quản lý VLXD.

Riêng công tác quy hoạch VLXD là một vấn đề lớn, cơ sở cho công tác quản lý Nhà nước về VLXD từ trước đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh ở cấp Nghị định. Công tác quản lý chất lượng VLXD cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng. Việc đầu tư phát triển sản xuất đối với một số chủng loại VLXD còn chưa hợp lý, quy mô còn nhỏ và phân tán, hiệu quả đầu tư còn chưa cao. Việc đầu tư không theo quy hoạch đối với môt số sản phẩm VLXD còn diễn ra ở một số địa phương và doanh nghiệp. Việc phân bố sản xuất VLXD chưa đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là việc phát triển sản xuất các chủng loại VLXD phù hợp với đặc thù xây dựng ở khu vực nông thôn và miền núi chưa được quan tâm đúng mức…

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và tự do hoá thương mại, ngành sản xuất VLXD nước ta đang có những cơ hội thuận lợi để phát triển, song cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời để sản xuất trong nước đứng vững và phát triển, tương xứng với nhu cầu đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

Điều tra, đánh giá công tác quản lý về VLXD trong phạm vi toàn quốc, nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác, khách quan thực trạng bức tranh công nghiệp sản xuất VLXD ở Việt Nam, cũng như khả năng đáp ứng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển sản xuất VLXD với tốc độ nhanh để ngành công nghiệp VLXD trở thành ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân.

Phát triển sản xuất VLXD nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội cả về khối lượng, chất lượng và thị hiếu tiêu dùng, đồng thời tham gia xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế.

Phát triển sản xuất VLXD trên cơ sở tận dụng tối đa và có hiệu quả các loại tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng về tài nguyên khoáng sản làm VLXD.

Phát triển sản xuất VLXD nhằm tăng nguồn thu ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thu hút lao động, tạo việc làm cho xã hội.

Công tác chấp hành điều hành của từng địa phương và cả nước, xác định nguyên nhân, làm cơ sở xây dựng Nghị định quản lý về VLXD, thông tư hướng dẫn và các công tác triển khai áp dụng tiếp theo, đề xuất các biện pháp, giải pháp xây dựng, điều chỉnh chính sách, cơ chế cho phù hợp, huy động mọi nguồn lực xã hội thúc đẩy sản xuất phát triển trong điều kiện nước ta phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế khi tham gia WTO, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tính bền vững của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu trong cả nước.

Nội dung đề tài:

Phần thứ nhất: Điều tra khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý VLXD.

- Thực trạng phát triển công nghiệp VLXD ở Việt Nam.

- Mức độ phủ kín về mặt pháp luật trong lĩnh vực quản lý VLXD.

- Một số kiến nghị và đề xuất đối với: Công nghiệp xi măng, khai thác cát xây dựng, sản xuất khai thác đá ốp lát, sản xuất tấm lợp amiăng xi măng, sản xuất gạch ngói đất sét nung, sản xuất kinh doanh gốm sứ vệ sinh và xây dựng.

Phần thứ hai: Sự cần thiết phải có Nghị định về quản lý VLXD.

Kết quả đề tài:

Dự thảo Nghị định của Chính phủ về Quản lý VLXD, bao gồm 6 chương với 47 điều. Nghị định này điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực VLXD bao gồm: quy hoạch phát triển VLXD, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD, đầu tư, sản xuất, kinh doanh VLXD…

Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)