Trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Hà Nội(27/08/2020)

Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo công văn số 6531/VPCP-QHĐ ngày 08/8/2020 với nội dung kiến nghị: “Cử tri phản ánh, dự án đường ống nước sông Đà, dự án đại lộ Thăng Long qua địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đã thực hiện xong từ nhiều năm nay, các hộ dân có đất bị thu hồi cho dự án đã được bố trí đất tái định cư, nhưng chưa được nhận tiền thuê nhà tạm cư. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành chức năng có giải pháp kịp thời để người dân sớm nhận được kinh phí trên”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 6531/VPCP-QHĐP ngày 08/8/2020 với nội dung kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư và phê duyệt tất cả các dự án nhà ở xã hội, kể cả dự án từ 2.500 căn trở lên. Đề nghị giao cho Sở Xây dựng thẩm duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật các công trình cấp 1 (trên 24 tầng, trên 74m). Đề nghị giao cho Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy tất cả các công trình kể cả dự án nhóm A; dự án công trình có chiều cao từ 100m trở lên. Đề nghị giao cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc thỏa thuận chiều cao tối đa công trình (trên cơ sở Cục Tác chiến thống nhất với Sở Xây dựng, hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, hoặc Bộ Tư lệnh thành phố về bản đồ phễu bay, và cao độ tĩnh không)”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Nam do Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020 với nội dung kiến nghị: “Về trình tự thực hiện quản lý dự án đầu tư công đối với công trình đặc thù (trong đó có các công trình thuộc các dự án cấp bách xử lý hậu quả do sự cố thiên tai hoặc sự cố công trình…) được quy định trong Nghị định 59/2015/NĐ-CP, 42/2017/NĐ-CP: Đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn bằng việc tham mưu với Chính phủ điều chỉnh nâng cao mục 5 quản lý công trình đặc thù của Nghị định 59/2015/NĐ-CP thành một Nghị định riêng do Chính phủ ban hành. Đặc biệt Nghị định này phải có được liên kết với các nghị định về tình trạng khẩn cấp được quy định trong các nghị định khác (như Nghị định 160/2018/NĐ-CP…) và liên kết được với Điều 42 Luật Đầu tư công năm 2019”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Nam Định do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020  với nội dung kiến nghị: Hiện nay, Chính phủ quy định không chấp thuận đầu tư các lò đốt rác, bãi chôn lấp rác thải quy mô cấp thôn, xã. Tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2010/BXD của Bộ Xây dựng quy định khoảng cách tối thiểu an toàn của lò đốt chất thải là 500 m. Với quy định này, địa phương rất khó tìm được vị trí đáp ứng được quy chuẩn. Đề nghị cần có hướng dẫn cụ thể để địa phương có cơ sở tổ chức thực hiện việc xử lý rác thải sinh hoạt đạt quy chuẩn môi trường”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Tháp do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020 với nội dung kiến nghị: “Kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, sửa đổi Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng với việc quy định đến 11 nhóm công nhân xây dựng trực tiếp (trước đây là 2 nhóm), quy định như trên là chưa phù hợp với thực tế sử dụng nhân công ngoài thị trường lao động, nên rất khó thực hiện”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020 với nội dung kiến nghị:“Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thẩm quyền phê duyệt dự toán khảo sát lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công do cấp quyết định đầu tư phê duyệt. Tuy nhiên, tại Điểm c, Khoản 1, Điều 76 Luật Xây dựng và tại Khoản 3, Điều 12, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy định dự toán khảo sát xây dựng là một phần của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng là Chủ đầu tư. Theo đó, quy định về thẩm quyền phê duyệt dự toán khảo sát xây dựng tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 chưa thống nhất với Luật Xây dựng và Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu quy định các nội dung nêu trên cho phù hợp hoặc có hướng dẫn để địa phương triển khai thực hiện thống nhất".

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Tuyên Quang do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020 với nội dung kiến nghị:“Đề nghị nghiên cứu, làm rõ thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí khảo sát xây dựng đảm bảo thống nhất để thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện. Hiện nay, theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 01/2017/TT-BXD ngày 06/02/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng thì “Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ quan được giao chuẩn bị dự án có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí khảo sát xây dựng cùng với nhiệm vụ khảo sát xây dựng”. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng lại quy định “Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng (bao gồm cả dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng) được thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Riêng dự toán các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công thì cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào dự toán xây dựng công trình để phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng”. Quy định “dự toán các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công” tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP nêu trên chưa xác định cụ thể có bao gồm “dự toán chi phí khảo sát xây dựng” hay không, dẫn đến khó khăn trong quá trình xác định thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí khảo sát xây dựng.”

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020 với nội dung kiến nghị:“Tại Khoản 3, Điều 10, Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ quy định việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định: “Riêng dự toán các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật (lập dự án nghiên cứu khả thi), thiết kế bản vẽ thi công (lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật) thì cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhập vào dự toán xây dựng công trình phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng”. Để lập hồ sơ chi phí trình thẩm định, phê duyệt dự toán các công tác tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thì các chi phí xây lắp, thiết bị chỉ tính ở mức khái toán (vì chưa có hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chưa có khối lượng….) rồi nội suy chi phí tư vấn các công tác trên theo Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. Đặc biệt đối với các dự án cải tạo, sửa chữa xây dựng thông thường hoặc các dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi tôn tạo di tích rất khó xác định khái toán các đầu mục công việc. Tuy nhiên, cơ quan chuyên môn về thẩm định (Sở Xây dựng) yêu cầu phải tính toán trên cơ sở chi phí xây lắp, thiết bị thì mới thẩm định, trình phê duyệt dự toán của các chi phí tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Do đó rất khó trong việc đảm bảo yếu tố chuẩn xác khi xác định chi phí xây lắp và thiết bị”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Nam do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020 với các nội dung kiến nghị:

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020 với nội dung kiến nghị:“Tên gọi các dịch vụ công ích đô thị quy định tại Thông tư số 14/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị; Quyết định số 591/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ Xây dựng công bố Định mức dự toán duy trì hệ thống thoát nước đô thị; Quyết định số 592/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ Xây dựng công bố Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị; Quyết định số 593/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ Xây dựng công bố Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị; Quyết định số 594/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ Xây dựng công bố Định mức dự toán duy trì hệ thống chiếu sáng đô thị không thống nhất với tên gọi quy định tại Phụ lục 1,2 kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng, hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Đề nghị Bộ Xây dựng xem xét điều chỉnh các văn bản nêu trên thống nhất tên gọi để dễ dàng trong quá trình thực hiện.”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh gửi tới Quốc hội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV do Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến theo Văn bản số 288/BND ngày 24/7/2020 với nội dung kiến nghị: “Cử tri tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng lại việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã công bố để giảm thiểu tình trạng các dự án treo, nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị ảnh hưởng. Thực hiện công bố công khai và cập nhật liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng việc điều chỉnh, hủy bỏ quy hoạch treo để người dân biết và giám sát”.

Tìm theo ngày :