Hòa Bình thu hút đầu tư

Thứ tư, 30/09/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức buổi gặp mặt với các tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Toàn cảnh thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình.

Tại buổi gặp mặt có các đồng chí lãnh đạo của địa phương cùng khoảng 800 doanh nghiệp và 10 tập đoàn kinh tế, trong đó có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đã Năng, Hà Nội... tham dự buổi gặp mặt.

Hòa Bình là tỉnh miền núi Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 4596,4 km2. Hòa Bình có 10 huyện, 1 thành phố và 210 phường xã, thị trấn.

Đến tháng 9/2009, trên địa bàn tỉnh có 1.300 doanh nghiệp (riêng 8 tháng đầu năm 2009 đã có 300 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh) và có 231 dự án đầu tư, trong đó có 20 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và 211 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký hơn 100 triệu USD và 15.000 tỷ đồng.

Trong đó, lĩnh vực công nghiệp 112 dự án chiếm 48,5%, nông nghiệp 12 dự án chiếm 5,2 %, du lịch, dịch vụ 51 dự án chiếm 22,1%; trồng ừng 24 dự án chiếm 10,4%; khai thác chế biến khoáng sản 9 dự án chiếm 3,9%; trồng rừng kết hợp với du lịch sinh thái 8 dự án chiếm 3,5%; đào tạo thể thao, giải trí ý tế, 8 dự án chiếm 3,5%; hạ tầng công nghiệp, đô thị, chợ 7 dự án chiếm 3%.

Trao giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp. (Ảnh: Duy Khánh)

Trao giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp. (Ảnh: Duy Khánh)

Hòa Bình có lợi thế gần trung tâm kinh tế chính trị thủ đô Hà Nội, có điều kiện phát triển các ngành: sản xuất xi măng, chế tạo lắp ráp ô tô, các loại máy móc, thiết bị, chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất mỹ phẩm, văn phòng phẩm, dệt may, khai thác vật liệu xây dựng.

Về giao thông, Hòa Bình nằm trên quốc lộ 6 nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Tổ quốc, trên trục Bắc Nam đường Hồ Chí Minh và nhiều quốc lộ khác, có sông Đà chảy qua. Đường cao tốc Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình đã được phê duyệt, bổ sung vào quy hoạch đường cao tốc Việt Nam. Tương lai, khoảng cách giữa Hà Nội và thành phố Hòa Bình sẽ được rút ngắn chỉ còn 1 giờ xe chạy.

Về hạ tầng kĩ thuật, Hòa Bình có khu công nghiệp Lương Sơn rộng 70ha và phê duyệt bổ sung 7 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2010. Tỉnh Hòa Bình cũng đã quy hoạch xây dựng 20 cụm công nghiệp để thu hút đầu tư.

Bên cạnh đó, với những nét văn hóa và các địa danh du lịch, Hòa Bình có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, tâm linh.

Ông Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết: “Chúng tôi đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngòai nước. Hơn 238 dự án đầu tư với vốn đăng ký trên 15 nghìn tỷ, và 20 dự án đầu tư trực tiếp nước ngòai với tổng vốn đăng ký trên 100 triệu đồng. Mặc dù số vốn FDI không lớn nhưng lại rất hiệu quả, các nhà đầu tư làm ăn tốt và phát triển. Tất các nhà đầu tư đều là công dân của tỉnh Hòa Bình. Lợi ích, thành công của doanh nghiệp là niềm tự hào, là thành công của tỉnh. Tỉnh Hòa Bình luôn dành cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tình cảm chân thành, thân thiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư, doanh nghiệp làm ăn thành đạt tại Hòa Bình.”.

Tỉnh Hòa Bình áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư với các dự án trên địa bàn phù hợp với thực tế của địa phương. Các dự án đầu tư vào tỉnh được miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi thuế nhập khẩu đều được áp dụng ở khung cao nhất theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, các dự án đầu tư vào ai địa bàn Mai Châu và Đà Bắc sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư thuộc danh mục địa bàn có lợi thế kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Ông Nguyễn Kháng Chiến, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần bất động sản An Thịnh cho biết: “Là công ty đầu tư cơ sở hạ tầng đầu tiên tại Hòa Bình, chúng tôi nhận thấy Hòa Bình có nhiều tiềm năng phát triển, có vị trí thuận lợi giáp Hà Nội. Công ty An Thịnh tập trung tư vào tỉnh Hòa Bình trong những năm tới. UBND, các sở ngành, của tỉnh Hòa Bình đã quan tâm, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp. Khó khăn hiện nay là nguồn nhân lực chất lượng cao, ảnh hưởng tới thu hút đầu tư”.

Trong thời gian tới, Hòa Bình sẽ tập trung phát triển các lĩnh vực: Sản xuất vật liệu xây dựng; Xây dựng nhà máy thủy điện; Xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng đô thị; Công nghiệp chế biến nông lâm sản; Công nghiệp chế tạo, cơ khí; Đầu tư phát triển du lịch; Đào tạo nguồn nhân lực; Trồng rừng; Thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

Tại buổi gặp mặt, tỉnh Hòa Bình đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 5 doanh nghiệp gồm: Dự án khách sạn 4 sao An Thịnh tại Khu vực cảng Nghiên, Phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) của công ty CP Bất động sản An Thịnh - Hòa Bình vốn đầu tư 290 tỷ đồng. Dự án Nhà máy sản xuất rượu cần tại xóm Cời, xã Tân Vinh (Lương Sơn) của Công ty CP Việt Pháp vốn đầu tư 66 tỷ đồng. Dự án Nhà máy gạch tuynen Hữu Lợi tại xã Phú Thành (Lạc Thủy) của Công ty CP Đầu tư phát triển Hữu Lợi vốn đầu tư 40 tỷ đồng. Dự án Nhà máy chế biến, dự trữ nông sản tại xóm Rợn xã Yên Quang, Kỳ Sơn của Công ty CP Thương mại Hoàng Yến vố đầu tư 50 tỷ đồng. Dự án Trồng rừng lấy gỗ chế biến lâm sản tại xã Đú Sáng, Kim Bôi của Công ty TNHH Tân Toàn Cầu vốn đầu tư 10 tỷ đồng.
 
Sở kế hoạch đầu tư đã kí kết biên bản cam kết đầu tư với 14 doanh nghiệp. 


Theo Dothi.net

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)