Hội thảo “Chương trình giao lưu học tập” cho các địa phương khu vực phía Bắc về quản lý chất thải rắn

Thứ sáu, 27/10/2017 09:57
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Sáng ngày 25/10 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo“Chương trình giao lưu học tập” cho các địa phương khu vực phía Bắc về cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn (CSS). Đây là một trong các hoạt động của Dự án Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị tại Việt Nam. Tham dự Hội thảo có ông Trần Anh Tuấn - Phó Cục trưởngCục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng; Trưởng đoàn Chuyên gia JICAHideki Wada;bà Kanto Yuko - Cố vấn cấp cao của Dự án; các cán bộ, chuyên gia Cục HTKT và JICA Việt Nam cùng đại diện của các Sở Xây dựng: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, URENCO Hà Nội, Hội Cấp thoát nước Việt Nam. 

Các đại biểu dự Hội thảo

Dự án Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị tại Việt Nam do JICA tài trợ và Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản Dự án đã được triển khai từ tháng 4/2014. Mục tiêu của Dự án là tăng cường năng lực của Bộ Xây dựng về quản lý, hoạch định chính sách; đồng thời tăng cường năng lực cho các địa phương, hỗ trợ địa phương trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn (CTR), đặc biệt đối với CTR đô thị.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Anh Tuấn cho biết, tới nay Dự án đã hỗ trợ Bộ Xây dựng trong việc xây dựng và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật: Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 quy định về quản lý chất thải xây dựng, Thông tư hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý CTR, QCVN: 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng; điều chỉnh Quyết định 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050… Dự án đã hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế lập và phê duyệt Quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Hỗ trợ, phối hợp với Sở Xây dựng TP. Hà Nội trong các đề xuất thực hiện Quy hoạch xử lý CTR Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ông Trần Anh Tuấn cũng cho biết, Dự án đã xây dựng nhiều tài liệu hướng dẫn cụ thể với mục tiêu đưa ra hệ thống giải pháp về quản lý tổng hợp CTR: Từng bước xác định các vấn đề khó khăn, lập quy hoạch quản lý CTR, lập kế hoạch đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTR, lập quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý CTR, lựa chọn công nghệ xử lý CTR, quản lý vận hành cơ sở xử lý CTR và thiết lập hệ thống quản lý tài chính bền vững.




Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu được tham quan lò đốt phát điện ở Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn (Hà Nội)


Tại Hội thảo, ông Hideki Wada, Trưởng đoàn Chuyên gia JICA đã giới thiệu đến các đại biểu tham dự các tài liệu hướng dẫn thực hiện Dự án được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu báo cáo về CTR từ các địa phương trong cả nước. Các đại biểu cũng đã được nghe ông Hideki Wada giới thiệu về chính sách quản lý CTR sinh hoạt tại Nhật Bản với những ưu việt về hệ thống tái chế toàn diện và hệ thống quy hoạch nhất quán cũng như các bài học kinh nghiệm của chuyên gia Nhật Bản.

Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đại diệncho các địa phương, Bộ Xây dựng và chuyên gia JICA đã cùng trao đổi và chia sẻ về hiện trạng quản lý CTR ở các địa phương; xác định các vấn đề và thảo luận các giải pháp thông qua sử dụng một số tài liệu hướng dẫn do Dự án xây dựng.

Các đại biểu cũng đã đề xuất các khó khăn củađịa phương với Bộ Xây dựng và chuyên gia Nhật Bản, đóng góp ý kiến để hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn nhằm giải quyết tốt nhất các vấn đề thực tiễn về quản lý CTR của Việt Nam.Đây là lần đầu tiên Dự án tổ chức Hội thảo giao lưu học tập cho các địa phương khu vực phía Bắc, trước đó, đã có 4 Hội thảo tương tự được tổ chức tại các tỉnh Khánh Hòa, TP. Cần Thơ, tỉnh Long An, tỉnh Lâm Đồng.

 


Ninh Hoàng Hạnh 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)