Tính đến ngày 15/6/2022, có 249 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, với trên 4,92 triệu bộ hồ sơ của hơn 54.800 doanh nghiệp.
Đến ngày 15/6/2022, có 249 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, với trên 4,92 triệu bộ hồ sơ của hơn 54.800 doanh nghiệp.
Với vai trò là Cơ quan Thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, những tháng đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan tiếp tục đôn đốc, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.
Tính đến ngày 15/6/2022, có 249 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, với trên 4,92 triệu bộ hồ sơ của hơn 54.800 doanh nghiệp.
Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục triển khai có hiệu quả Cơ chế một cửa ASEAN thông qua kết nối chính thức để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN. Cùng với đó là phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các nước thành viên để triển khai kết nối trao đổi tờ khai Hải quan ASEAN theo đúng kế hoạch, lộ trình chung (dự kiến kết nối thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật trong năm 2022).
Ngoài việc triển khai kết nối với các đối tác trong ASEAN, Tổng cục Hải quan tham mưu với Ủy ban chỉ đạo quốc gia triển khai kết nối với đối tác ngoài ASEAN như: với Liên minh kinh tế Á - Âu; trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc; triển khai “Thỏa thuận về việc tạo thuận lợi thông quan sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thông qua việc sử dụng chứng nhận điện tử” với New Zealand.
Mặt khác, 6 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan tích cực xây dựng Nghị định của Chính phủ về việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan Chính phủ với các bên liên quan thông qua Cơ chế một cửa quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa. Xây dựng Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống CNTT phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung nhằm xây dựng mô hình kiến trúc tổng thể, áp dụng các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 và kế thừa các kết quả của những hệ thống đã được đầu tư đạt hiệu quả nhất…