Sự chuyển hóa đô thị ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong bối cảnh toàn cầu ngày càng trở nên đa dạng về nhu cầu phát triển, đòi hỏi chính sách nhất quán từ chiến lược cấp quốc gia đến cấp địa phương và đổi mới công cụ quản lý từ quy hoạch tổng thể sang quy hoạch chiến lược, tích hợp đa ngành, trong đó cần xem xét các yếu tố tác động đến vùng ven đô. Để đổi mới quy hoạch khu vực ven đô, trước hết phải xác định các yếu tố nào đã tác độnglên chúng. Bài viết chia sẻ nghiên cứu kiểm soát vùng ven đô từ đề tài “Đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển đô thị”.
I. Đặc điểm đô thị hóa vùng ven đô thành phố lớn
Khu vực ven đô được hiểu là không gian nằm giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn thuần túy, nó vừa mang tính chất đô thị vừa mang tính chất nông thôn; là vùng hậu phương của đô thị cung cấp dịch vụ hậu cần nhất định cho đô thị. Khu vực ven đô thành phố lớn là vùng đa chức năng, có động lực phát triển kinh tế và có mối quan hệ hữu cơ với trung tâm lõi đô thị; có quy mô diện tích và dân số lớn, luôn biến động về nhân khẩu, đất đai và ranh giới đô thị.
Công tác quy hoạch và quản lý đô thị - nông thôn hiện nay theo không gian hành chính. Quận/phường theo quy hoạch đô thị và Huyện/xã theo quy hoạch nông thôn. Trong khi đó khu vực ven đô có thể nằm trong quận hoặc huyện và có sự xung đột giữa quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nông thôn ở đây.
Đối với các huyện dự kiến lên quân nhưng được quản lý kiểu nông thôn
Vấn đề của khu vực này là: hạ tầng kỹ thuật chính không đấu nối; thiếu những tiện ích đô thị mang tính liên vùng; quỹ đất sản xuất bị xé nhỏ; không xác định quỹ đất dự trữ cho phát triển; phát triển ngành nghề, nhân lực không có chiến lược dẫn tới tình trạng di dân, đặc biệt là giới trẻ; những vấn đề môi trường thiếu kiểm soát; không gian xây dựng đô thị thiếu sự chuẩn bị; không có khả năng kêu gọi đầu tư vào cả lĩnh vực phát triển đô thị và sản xuất; công trình xây dựng thiếu kiểm soát, những tài sản như thiên nhiên, sinh thái, văn hóa xã hội có quy mô lớn hơn quy mô nông thôn cục bộ nhưng không được phát huy đúng mức.
Đối với các quận mới nơi còn nhiều làng xã nông thôn được quản lý kiểu đô thị
Vấn đề của khu vực này là: xu hướng đẩy giá đất lên cao và mở rộng xây dựng đô thị, mặc dù nhu cầu chưa chắc có, dẫn tới các quy hoạch treo, đầu tư hạ tầng lãng phí; nhưng dự án phát triển làm phá vỡ cấu trúc hạ tầng nông nghiệp, đặcbiệt làm phá vỡ cấu trúc hạ tầng nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống tưới tiêu, trong khi việc phát triển đô thị lại không như dự kiến; vấn đề san lấp, nâng nền gây ảnh hưởng rộng trong vùng và liên vùng; chuyển đổi sinh kế không bền vững; phá hủy cảnh quan, sinh thái; phá hủy bản sắc không gian nông thôn.
II. Các yếu tố tác động đến vùng ven đô và đề xuất đổi mới công tác quy hoạch
Tại hầu hết các thành phố lớn Đông Nam Á, đô thị hóa vùng ven đô diễn ra ở vùng đồng bằng và ven biển, nơi có mật độ dân số cao và chịu tác động của BĐKH. Ở Việt Nam, quá trình hình thành các đô thị lớn và đô thị hóa vùng ven đô hầu hết nằm ở đồng bằng song Hồng, đồng bằng ven biển Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển Trung Bộ, đồng bằng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Sự chuyển hóa đô thị ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong bối cảnh toàn cầu ngày càng trở nên đa dạng về nhu cầu phát triển, đòi hỏi chính sách nhất quán từ chiến lược cấp quốc gia đến cấp địa phương và đổi mới công cụ quản lý từ quy hoạch tổng thể sang quy hoạch chiến lược, tích hợp đa ngành, trong đó cần xem xét các yếu tố tác động đến vùng ven đô. Để đổi mới quy hoạch khu vực ven đô, trước hết phải xác định các yếu tố nào đã tác động lên chúng.
Động lực phát triển vùng ven đô phụ thuộc vào đô thị lõi trung tâm. Vành đai ven đô nằm càng gần đô thị lõi trung tâm càng có sự chuyển hóa từ nông thôn sang đô thị nhanh hơn và mang tính đô thị nhiều hơn. Trên thực tế, vùng ven đô có đặc tính luôn biến động, có tính đa dạng và tính lan tỏa cao nên các yếu tố tác động đến vùng ven đô thành phố lớn gồm nhiều khía cạnh. Để quy hoạch và quản lý hiệu quả cần xác định động lực và chiến lược phát triển vùng ven đô đảm bảo tính liên kết vùng và tích hợp liên ngành trên các yếu tố sau:
- Cơ sở hạ tầng kinh tế và nguồn nhân lực
Vùng ven đô chịu tác động của lực kéo thị trường dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào các lĩnh vực kinh tế mới mang tính toàn cầu và lực đẩy thực trạng nội đô không đủ sức tiếp nhận chức năng kinh tế mới. Dự án đầu tư bất động sản công nghiệp, thương mại, du lịch, nhà ở vùng ven đô đã kích thích phát triển đô thị lan tỏa mạnh mẽ đến vùng lân cận, đồng thời cải thiện kinh tế nông thôn và tạo ra nhiều việc làm. Tận dụng lợi thế vùng ven đô thị lớn, nhiều quốc gia đã hình thành trung tâm kinh tế quy mô lớn với chính sách thể chế mới ưu đãi đặc biệt để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài và tận dụng nguồn nhân lực tri thức cao với hạ tầng đồng bộ. Ví dụ trường hợp Phố Đông ở Thượng Hải hay Incheon ở Seoul góp phần tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế quốc gia. Vùng ven đô đô thị lớn có chức năng quan trọng kết nối nền kinh tế quốc gia với toàn cầu.
Đổi mới công tác quy hoạch, đặt ra chính sách quốc gia quản lý và phát triển vùng ven đô thị lớn về kinh tế hiệu quả, quan tâm đến sự kết nối về lãnh thổ để các địa phương trong vùng đô thị lớn hợp tác, chia sẻ lợi ích chung trong chuỗi giá trị khi tham gia vào nền kinh tế đổi mới.
- Gia tăng dân số và đặc điểm cư trú
Đô thị hóa là thay đổi cấu trúc nhân khẩu học vùng ven đô Dân cư vùng ven có đặc điểm đa dạng, ngoài cư dân bản địa còn có cư dân từ các vùng nông thôn khác đến, cư dân hưu trí từ nội thành ra tìm kiếm môi trường ở tốt hơn, cư dân tham gia hoạt động kinh tế mới, cư dân quốc tế được bổ sung do vùng ven đô thiếu hụt lực lượng lao động trình độ cao đáp ứng nền kinh tế đổi mới.
Đổi mới công tác quy hoạch, đặt ra chính sách quốc gia quản lý và phát triển vùng ven đô thị lớn về xã hội hiệu quả, giảm thiểu phân tầng xã hội. Quan tâm hòa nhập xã hội, cộng đồng. Cân đối cấu trúc dân số vùng ven về các yếu tố thu nhập, lứa tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, cư dân cũ và cư dân mới. Cư dân trong các đô thị mới từng tiếp cận những dịch vụ ở mới mang tính toàn cầu. Cư dân trong các thị trấn và làng xã nông thôn cần được nâng cấp môi trường sống và làm việc để có thể tham gia vào nền kinh tế đổi mới một cách công bằng với cư dân đô thị.
-Môi trường sống cộng đồng
Dòng định cư làm thay đổi cấu trúc nhân khẩu, mô hình ở và lối sống vùng ven đô. Từ lối sống làng xã nông thôn chuyển sang lối sống đô thị đa dạng và hội nhập. Các khu định cư mới dành cho tầng lớp thu nhập cao thường chối bỏ dịch vụ làng xã địa phương với mô hình nhà ở có cổng và hàng rào biệt lập. Trái lại khu định cư mới dành cho nhóm thu nhập trung bình có quan hệ tương hỗ với làng xã liền kề, cư dân mới và cũ sử dụng chung tiện ích công cộng như: công trình văn hóa tôn giáo tín ngưỡng và chợ của làng, công trình thương mại, siêu thị, công viên, sân thể thao của đô thị mới. Còn nhóm người thu nhập thấp thì hầu hết dựa vào làng xã, họ thuê nhà ở của cư dân bản địa và sử dụng dịch vụ công cộng của làng.
Đổi mới công tác quy hoạch, đặt ra chính sách quốc gia quản lý và phát triển vùng ven đô thị lớn về xã hội hiệu quả, đó là sự phân bố không gian cư trú đảm bảo tính hòa nhập xã hội và cộng đồng. Cộng đồng cũ và mới trong vùng ven đô tạo nên một cộng đồng gắn kết, có trách nhiệm BĐKH và là phong phú thêm giá trị văn hóa bản địa bằng hoạt độngvăn hóa vật thể, phi vật thể,
- Cơ sở hạ tầng giao thông
Mở rộng đô thị đến vùng nông thôn ven đô làm cho đất đai và không gian bị phân mảnh, mật độ thấp, khoảng cách đi lại xa hơn, hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Dẫn đến, cư dân mới khuyến khích sử dụng giao thông cơ giới và cư dân bản địa vùng ven hầu như chưa bắt kịp với môi trường sống mới. Các tuyến đường liên thôn, liên xã, liên huyện bị ngắt đoạn bởi hệ thống giao thông mới được ưu tiên xe chạy. Nhiều khu vực ven đô cửa ngõ vào đô thị bị tắc nghẽn giao thông và tăng phát thải khí thải.
Đổi mới công tác quy hoạch, đặt ra chính sách quốc gia quản lý và phát triển vùng ven đô thị lớn về giao thông hiệu quả, đó là chiến lược đa ngành cấp vùng và trung ương áp dụng mô hình đô thị đa tâm kết hợp giao thông đa phương thức. Mô hình đô thị nén giúp thúc đẩy giao thông công cộng và tiết kiệm đất đai, giảm phát thải khí nhà kính. Vùng ven thành phố Tokyo (Nhật Bản) áp dụng thành công mô hình này, tuy nhiên đầu tư tốn kém và chính quyền cần đủ mạnh để kiểm soát và quản lý phát triển vùng ven đô.
- Chuyển đổi mô hình nông nghiệp
Nông nghiệp vùng ven đô thị lớn chịu nhiều thách thức như: Đất nông nghiệp bị phân mảnh nên mất đi độ màu mỡ cho cây trồng; hệ thống hạ tầng thủy lợi cung ứng nước cho cánh đồng bị chia cắt bởi tuyến hạ tầng mới; sản phẩm nông nghiệp truyền thống khó cạnh tranh với vùng chuyên canh; áp lực từ giá đất cao đã khuyến khích chính quyền và người dân chuyển đổi đất nông nghiệp truyền thống còn có nhiều vùng cây đặc sản có giá trị kinh tế và giá trị văn hóa, chúng được coi như quỹ tái bản được kế thừa của gia tộc hoặc của làng. Ví dụ cùng cam Canh, bưởi Diễn…
Đổi mới công tác quy hoạch, đặt ra chính sách quốc gia quản lý và phát triển vùng ven đô thị lớn về nông nghiệp hiệu quả, đó là biến thách thức thành cơ hội mới để phát triển kinh tế nông thôn và gia tăng chất lượng sống của cư dân ven đô. Biến nông nghiệp truyền thống thành nông nghiệp đa chức năng. Nông nghiệp không chỉ có giá trị kinh tế mà còn có giá trị về văn hóa, cảnh quan và hạ tầng thoát nước phục vụ đô thị. Nông nghiệp trồng cây đặc sản được bảo tồn cùng với văn hóa làng xã. Nông nghiệp ven đô cần được ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp như cải tạo đất, giống cây áp dụng ở các vùng nông nghiệp đặc sản, giúp cải thiện môi trường sống, chống BĐKH và tạo thêm tính hấp dẫn cho đô thị lớn.
- Giá trị cảnh quan sinh thái và phát triển du lịch Vùng ven đô luôn chịu thách thức về vấn đề môi trường, bề mặt tự nhiên có khả năng thấm nước bị giảm dần. Hành lang đa dạng sinh học bị ngắn đoạn, đe dọa suy giảm hệ sinh thái tự nhiên và ô nhiễm nguồn nước. Nhiều quốc gia áp dụng công cụ kiểm soát môi trường “dịch vụ hệ sinh thái” đối với vùng ven đô, tạo nên nhiều cơ hội để nối lại những hành lang đa dạng sinh học đã mất. Ở Anh, áp dụng chính sách “vành đai xanh” đã được áp dụng ở nhiều quốc gia, có nhiều trường hợp bị thất bại do các áp lực của nền kinh tế thị trường.
Đổi mới công tác quy hoạch, đặt ra chính sách quốc gia quản lý và phát triển vùng ven đô thị lớn về môi trường hiệu quả, đó là kiểm kê quỹ thiên nhiên, pục hồi những khu vực tự nhiên đang bị suy thoái, tạo lập khung cấu trúc thiên nhiên và xây dựng khung chính sách quản lý và kiểm soát. Quản lý khung cấu trúc thiên nhiên sẽ giúp các đô thị lớn cân bằng hệ sinh thái, kiểm soát lũ lụt, gia tăng khả năng thích ứng của đô thị chống chịu BĐKH, đồng thời tăng tính thẩm mỹ và bản sắc đô thị. Môi trường sinh thái vùng ven đô gìn giữ đa dạng sinh học sẽ mang lại lợi ích kinh tế và du lịch và các hoạt động xã hội giáo dục.