Mẫu phụ lục hợp đồng cho dự án áp dụng mô hình thông tin công trình

Thứ hai, 02/03/2020 10:01
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
1. Giới thiệu chungỞ Việt Nam hiện nay, việc chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh mẽ và trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Trong lĩnh vực xây dựng, các đơn vị tư vấn và nhà thầu đang tích cực chuyển đổi từ mô hình thiết kế - thi công truyền thống sang thiết kế - thi công với mô hình thông tin công trình (BIM). Thế nhưng, các hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi thường rất chậm không theo kịp so với sự phát triển của nền kinh tế và sự thay đổi của công nghệ.

Vào cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 2500/QĐ-TTg phê duyệt Đề án mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình, với tiến độ dự kiến là từ 2017-2019 chuẩn bị các điều kiện cần thiết và đào tạo kỹ năng cho việc áp dụng thí điểm tại một số công trình, và từ 2021 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư, Hướng dẫn cụ thể để áp dụng rộng rãi BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Một nhiệm vụ quan trọng trong đề án này là xây dựng hành lang pháp lý để áp dụng BIM thông qua xây dựng các mẫu hợp đồng cơ bản có nội dung về áp dụng BIM.

Bài viết này sẽ so sánh các xu hướng đưa vào điều khoản về BIM vào trong các mẫu hợp đồng của các nước trên thế giới, để giúp tạo ra khuôn khổ về hợp đồng cho các dự án BIM tại Việt Nam, đánh giá mẫu Phụ lục BIM dùng trong các dự án thí điểm (ban hành theo quyết định 1057/QĐ-BXD) và đề xuất một số giải pháp cho các mẫu hợp đồng cơ bản có nội dung áp dụng BIM.

2. Các xu hướng chính về Phụ lục BIM của các mẫu hợp đồng quốc tế

Trong phạm vi bài viết này, các mẫu điều khoản về BIM được lần lượt xem xét như sau:

- Mẫu BCA BIM PC của Cơ quan quản lý xây dựng Singapore;

- Mẫu CIC/BIM Pro của Hội đồng công nghiệp xây dựng Anh;

Mẫu X10 trong bộ hợp đồng NEC4 của Hiệp hội kỹ sư xây dựng Anh;

- Hướng dẫn BIM trong bộ Hợp đồng FIDIC 2017 của Hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế FIDIC.

2.1. Mẫu Điều kiện riêng về hợp đồng BIM của cơ quan quản lý xây dựng Singapore (BCA BIM PC)

Cơ quan quản lý xây dựng của Singapore (BCA) đưa ra cách tiếp cận như sau: một mẫu phụ lục BIM duy nhất được đưa ra sử dụng chung cho tất cả các dự án và các loại hợp đồng khác nhau, dù là thiết kế, thi công, tổng thầu…BCA BIM PC được xem là một trong các mẫu phụ lục BIM tiên phong trên thế giới, được ban hành lần đầu vào năm 2012 và phiên bản thứ hai được ban hành vào năm 2015.

Các nội dung chính của BCA BIM PC bao gồm:

- Các định nghĩa;

- Các quy định chung;

- Quản lý Mô hình thông minh công trình;

- Kế hoạch thực hiện BIM;

- Phân bố rủi ro;

- Quyền sở hữu trí tuệ;Trao đổi dữ liệu điện tử;

- Hợp đồng chính bị chấm dứt, hủy bỏ hoặc hết thời hạn.

Hướng dẫn của BCA yêu cầu là trong dự án áp dụng BIM, phụ lục BIM phải được tất cả các bên liên quan đưa vào trong hợp đồng của mình với các nhà thầu phụ, nhà cung cấp, thỏa thuận liên danh… Hơn thế nữa, khi xảy ra sự mâu thuẫn giữa các điều khoản trong Phụ lục BIM và hợp đồng chính thì điều khoản Phụ lục BIM sẽ được ưu tiên hơn.

Nội dung cụ thể của một số điều khoản này như sau:

- 2.1. Hợp đồng chính của tất cả các bên triển khai BIM cần bổ sung thêm Các diều kiện riêng về BIM này.

- 2.2. Tất cả các bên có các điều kiện riêng về BIM trong hợp đồng sẽ bổ sung các điều kiện riêng về BIM vào các hợp đồng/thỏa thuận với tất cả các tư vấn phụ, các nhà thầu phu, nhà cung cấp có liên quan đến việc thực hiện BIM cho dự án.

- 2.10. Trong trường hợp có sự không nhất quán giữa các điều kiện riêng về BIM và các điều khoản có liên quan trong hợp đồng chính, các quy định trong các điều kiện riêng về BIM sẽ được áp dụng.

Đối với các dự án lớn, một chuỗi lớn các nhà thầu phụ và nhà cung cấp sẽ bị chi phối bởi Phụ lục BIM này khi tất cả các bên trong dự án đều bắt buộc phải đưa phụ lục BIM này vào trong tất cả các hợp đồng của mình liên quan đến dự án dùng BIM đó.

Ưu điểm của mẫu BCA BIM PC là sự đơn giản vì chỉ cần một mẫu Phụ lục BIM duy nhất dùng cho tất cả các loại hợp đồng và các loại dự án. Nhược điểm chính là Phụ lục BIM là tạo ra ràng buộc pháp lý và trách nhiệm cao hơn hợp đồng giữa các bên, và thiếu tính đặc thù cho các từng hợp đồng thiết kế, hợp đồng xây lắp. Hiện nay cơ quan quản lý xây dựng Singapore đang trong quá trình lấy ý kiến gospp ý để hiệu chỉnh lại mẫu Phụ lục BCA BIM PC này.

2.2. Mẫu Phụ lục BIM của Hội đồng công nghiệp xây dựng Anh (CIC/BIM Pro)

Tương tự cách tiếp cận của BCA BIM PC, Hội đồng công nghiệp xây dựng Anh (Construction Industry Council – CIC) đã ban hành mẫu Phụ lục BIM dùng chung. Mẫu phụ lục BIM này bao trùm toàn dự án, dùng chungg cho tất cả các loại hợp đồng (thiết kế, xây lắp, cung cấp thiết bị, EPC, thầu phụ, tư vấn phụ, thỏa thuận liên danh…) và tất cả các loại dự án (truyền thống, EPC, PPP…)

Mẫu phụ lục CIC/BIM Pro được ban hành lần đầu vào năm 2013 và phiên bản thứ hai được ban hành vào năm 2018

Nội dung của CIC/BIM Pro gồm các phần sau:

- Các định nghĩa;

- Phối hợp và giải quyết tranh chấp;

- Các nghĩa vụ của chủ đầu tư;

- Các nghĩa vụ của Thành viên dự án;

- Trao đổi thông tin điện tử;

- Sử dụng thông tin;

- Trách nhiệm pháp lý với tài sản trí tuệ;

- Đền bù – bảo mật;

- Chấm dứt;

- Các thuật ngữ.

Trong phụ lục này còn có điều khoản khi có điểm mâu thuẫn với hợp đồng chính thì Phụ lục BIM sẽ là cơ sở và được ưu tiên hơn. Cụ thể như sau:

1.4. Phụ lục BIM này sẽ là một phần của Hợp đồng chính. Khi có sự mâu thuẫn hay không nhất quán giữa Phụ lục BIM này và các tài liệu khác trong hợp đồng chính thì sự mâu thuẫn hay thiếu nhất quán đó sẽ được giải quyết theo quy định trong Hợp đồng chính…còn nếu Hợp đồng chính không có điều khoản để giải quyết mâu thuẫn hay thiếu nhất quán đó, thì quy định trong Phụ lục BIM sẽ được ưu tiên.

2.3. Phụ lục X10 trong bộ mẫu hợp đồng NEC4 của Hội kỹ sư xây dựng Anh

Bộ hợp đồng NEC4 phát hành năm 2017 gồm có 14 hợp đồng mẫu với nhiều mẫu phụ lục nhỏ được chuẩn bị sẵn để người soạn Hợp đồng có thể kết hợp để tạo ra một bộ hợp đồng thích hợp nhất cho dự án của mình.

Các mẫu hợp đồng chính:

- ECC: Engineering and Construction Contrac (Hợp đồng thiết kế và xây dựng)

- PSC: Professional Service Contract (Hợp đồng dịch vụ tư vấn)

- TSC: Term Service Contract (Hợp đồng dịch vụ phi tư vấn)

- SC: Supply Contract (Hợp đồng cung cấp hàng hóa)

- DBOC: Design Build Operate Contract (Hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao)

- FC: Framework Contract (Hợp đồng khung)

- DRSC: Dispute Resolution Service Contract (Hợp đồng dịch vụ giải quyết tranh chấp)

Ngoài ra còn các hợp đồng dạng ngắn và hợp đồng phụ như sau:

- ECS: Engineering and Construction Subcontract (Hợp đồng thầu phụ thiết kế và xây dựng)

- ECSC: Engineering and Construction Short Contract (Hợp đồng thiết kế và xây dựng dạng ngắn)

- ECSS: Engineering and Construction Short Subcontract (Hợp đồng thầu phụ thiết kế và xây dựng dạng ngắn).

- PSS: Professional Service Subcontract (Hợp đồng dịch vụ tư vấn phụ)

- PSSC: Professional Service Short Contract (Hợp đồng phụ dịch vụ tư vấn dạng ngắn)

- TSS: Term Service Subcontract (Hợp đồng phụ dịch vụ phi tư vấn)

- TSSC: Term Service Short Contract (Hợp đồng phụ dịch vụ phi tư vấn dạng ngắn)

- SSC: Supply Short Contract (Hợp đồng cung cấp dạng ngắn)

So với  bộ NEC3 (2013), NEC4 (2017) đã thay đổi nội dung Phụ lục X10 từ nội dung “Đại diện Chủ đầu tư (Employer’s Agent)” thành “Mô hình thông tin (Information Modelling)”. Phụ lục X10 được đưa vào từng loại hợp đồng khác nhau như ECC, PSC, TSC, SC, DBOC.

Nội dung mẫu Phụ lục X10 về Mô hình thông tin (Information Modelling) bao gồm các điều khoản sau:

- Các thuật ngữ và định nghĩa;

- Sự công tác;

- Cảnh báo sớm;

- Kế hoạch thực hiện mô hình thông tin;

- Các sự kiện đèn bù;

- Sử dụng mô hình thông tin;

- Trách nhiệm pháp lý.

Bộ mẫu hợp đồng NEC4 được đánh giá cao ở tính tiên phong trong việc đưa phụ lục về BIM vào từng loại mẫu hợp đồng, và tính đồng bộ trong việc cung cấp một hệ thống hợp đồng hoàn chỉnh và tương thích với nhau, nhưng vẫn còn một nhược điểm là việc chưa đề cập đến quyền sở hữu trí tuệ.

2.4. Hướng dẫn BIM trong Bộ mẫu Hợp đồng FIDIC 2017 của Hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế

Sau một thời gian dài “im lặng” với BIM, vào cuối năm 2017 Hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế  FIDIC đã lần đầu tiên đưa ra hướng dẫn soạn hợp đồng FIDIC trong dự án áp dụng BIM ở cuối bộ Hợp đồng FIDIC 2017.

Hướng dẫn của FIDIC không đưa ra được các điều khoản cụ thể, mà chỉ liệt kê những điểm cần lưu ý, cần hiệu chỉnh và đặc biệt  là khuyên phải có sự tham gia của các chuyên gia về thiết kế, thi công, pháp luật và thậm chí cả chuyên gia bảo hiểm khi biên soạn mẫu phụ lục hợp đồng trong dự án áp dụng BIM.

Danh sách các điều khoản và tiểu mục cần được điều chỉnh khi áp dụng BIM như sau:

1.Những quy định chung: 1.1 Định nghĩa; 1.3 Thông báo và các cách trao đổi thông tin khác; 1.5 Thứ tự ưu tiên của các tài liệu; 1.10 Chủ đầu tư sử dụng Tài liệu của Nhà thầu; 1.11 Nhà thầu sử dụng Tài liệu của Chủ đầu tư; 1.15 Giới hạn trách nhiệm pháp lý;

2.Chủ đầu tư: 2.3 Nhân lực của chủ đầu tư và các nhà thầu khác; 2.5 Dữ liệu công trường và các mục tham chiếu;

3.Nhà tư vấn: 3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà tư vấn;

4.Nhà thầu: 4.1 Nghĩa vụ chung của Nhà thầu; 4.6 Hợp tác; 4.7 Định vị các mốc; 4.9 Hệ thống quản lý chất lượng và xác minh sự tuân thủ; 4.20 Báo cáo của Nhà thầu;

5.Thiết kế: 5.2 Tài liệu của Nhà thầu;

6.Nhân viên và người lao động: 6.8 Giám sát của Nhà thầu; 6.10 Hồ sơ của Nhà thầu;

8.Bắt đầu công việc, chậm trễ, và tạm ngừng công việc: 8.3 Kế hoạch thực hiện;

9.Thử nghiệm khi hoàn thành: 9.1 Nghĩa vụ của Nhà thầu;

13.Thay đổi và điều chỉnh: 13.3 Thủ tục thay đổi;

17.Trông nom công trình và bồi thường:

17.3 Quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp; 17.4 Bồi thường bởi Nhà thầu; 17.5 Bồi thường bởi Chủ đầu tư; 17.6 Chia sẻ nghĩa vụ bồi thường;

19.Bảo hiểm: 19.2.6 Bảo hiểm khác quy định của pháp luật và thông lệ địa phương;

Để thực hiện việc rà soát này, Hướng dẫn BIM của FIDIC yêu cầu với từng hợp đồng trong từng dự án có áp dụng BIM cần có tối thiểu 3 chuyên gia về thiết kế, xây dựng và pháp lý tham gia soạn thảo các điều khoản về BIM, đồng thời cần thêm ý kiến góp ý của chuyên gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho vai trò quản lý BIM của dự án, và bản hợp đồng trong dự án áp dụng BIM cần được một luật sư kiểm tra sau cùng.

Mặc dù FIDIC công bố mục tiêu khi doạn bộ hợp đồng FIDIC 217 là hợp đồng của kỹ sư tư vấn viết cho kỹ sư tư vấn dùng, nhưng thực tế hướng dẫn BIM lại không giúp cho người kỹ sư tư vấn có thể sử dụng trực tiếp, mà lại nhấn mạnh vai trò của luật sư trong việc kiểm soát hợp đồng.

Cách tiếp cận trên của FIDIC sẽ khó phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, vì các công ty tư vấn và các ban quản lý dự án thường không có luật sư riêng, mà chủ yếu dựa vào các kỹ sư có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm quản lý dự án để soạn hợp đồng.

3. Mẫu hợp đồng cho dự án áp dụng BIM tại Việt Nam

3.1. Các mẫu hợp đồng

Hiện nay bộ hợp đồng thông dụng trong các dự án tại Việt nam là các mẫu hợp đồng do Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch & Đầu tư ban hành

Phương pháp thực hiện
Mẫu hợp đồng
Thông tư về mẫu hợp đồng của BKHĐT
Thông tư về mẫu hợp đồng của BXD
Truyền thống
Mẫu hợp đồng tư vấn
01/2015/TT- BKHĐT
08/2016/TT-BXD
Mẫu hợp đồng mua sắm hàng hóa
05/2015/TT-BKHĐT
 
Mẫu hợp đồng xây lắp
03/2015/TT- BKHĐT
09/2016/TT-BXD
Hợp đồng hôn hợp EP/EC/EPC
Mẫu hợp đồng EPC
Quyền bạc FIDIC 1999 (11/2016/TT- BKHĐT)
30/2016/TT-BXD

 

(Bảng 1: Các mẫu hợp đồng thông dụng tại Việt Nam)

3.2. Hướng dẫn về mẫu hợp đồng dành cho các dự án thí điểm BIM

Ngày 11/10/2017 Bộ Xây dựng công bố quyết định 1057/QĐ-BXD hướng dẫn tạm thời áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm, trong đó phần II bao gồm một số nội dung hợp đồng mẫu cho các dự án áp dụng BIM, gồm hướng dẫn chung và một mẫu Phụ lục BIM

Trong phần hướng dẫn chung, “để giảm thiểu tối đa việc điều chỉnh khi áp dụng mẫu Hợp đồng đã được ban hành, các nội dung quy định liên quan đến BIM nên được soạn thảo theo hình thức Phụ lục hợp đồng bổ sung vào Hợp đồng chính”.

Nội dung của Mẫu Phụ lục BIM bao gồm 6 điều chính như sau:

+ Điều 1: Các định nghĩa và diễn giải

+ Điều 2: Các quy định chung

+ Điều 3: Quản lý BIM

+ Điều 4: Kế hoạch thực hiejn BIM

+ Điều 5: Phân bố rủi ro

+ Điều 6: Quyền sở hữu trí tuệ đối với mô hình BIM

Các điểm đáng chú ý trong nội dung mẫu Phụ lục BIM như sau:

2.1. Các bên trong Hợp đồng chính khi muốn triển khai BIM cho Dự án sẽ bổ sung thêm bản Phụ lục BIM này vào hợp đồng chính

2.2. Bất kỳ bên nào tham gia Dự án có các Phụ lục BIM trong Hợp đồng chính sẽ bổ sung Phụ lục BIM vào trong hợp đồng với tất cả các tư vấn phụ, thầu phụ, hoặc nhà cung cấp có liên quan đến việc thực hiện BIM cho dự án.

2.6. Trừ khi được yêu cầu rõ ràng trong Kế hoạch thực hiện BIM, Mô hình BIM không nhằm cung cấp mức độ chi tiết cần thiết để trích xuất chính xác vật tư, thông số kỹ thuật, hoặc khối lượng dự toán.2.10

Trong trường hợp có sự không nhất quán giữa Phụ lục BIM và các điều khoản có liên quan trong Hợp đồng chính, các quy định trong phụ lục BIM sẽ được áp dụng.

Qua đối chiếu so sánh có thể thấy mẫu Phụ lục BIM trong 1057/QĐ-BXD đang dựa chính vào BCA BIM PC của Singapore. Cách tiếp cận này khiến cho một phụ lục BIM có thể chi phối mọi hợp đồng và thỏa thuận giữa tất cả các bên trong dự án.

3.3. Khảo sát các dự án thí điểm BIM và đề xuất

Năm 2018 Bộ Xây dựng đã ban hành danh sách 20 dự án thực hiện thí điểm áp dụng BIM bằng quyết định 362/QĐ-BXD. Tác giả đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn một số thành viên các dự án thí điểm BIM trong danh sách trên trong 2 đợt: Tháng 4/2019 và tháng 7/2019, trong đó có 12 người từ các chủ đầu tư và ban quản lý dự án, 15 người từ các nhà thầu tư vấn và xây lắp, thì nhận được một số kết quả như bảng 2:

STT
Câu hỏi
Trả lời
%
1
Mẫu hợp đồng được sử dụng cho dự án thí điểm BIM
Mẫu hợp đồng của Bộ Kế hoạch đầu tư
25
Mẫu hợp đồng của Bộ Xây dựng
33.3
Mẫu hợp đồng FIDIC
16.7
Mẫu hợp đồng tự soạn riêng, không theo mẫu kể trên
25
2
Yêu cầu về mô hình BIM được nêu ra trong hồ sơ tài liệu hợp đồng của các dự án không?
Có điều khoản/phụ lục riêng về BIM trong hợp đồng
57.6
Có điều khoản/phụ lục riêng về BIM trong hợp đồng
15.2
Yêu cầu về BIM chỉ được nêu ra sơ lược trong mục về “sản phẩm”, hoặc “trao đổi thông tin”, hoặc “hồ sơ hoàn công”…
24.2
Trong hợp đồng không đề cập đến BIM
3.0
3
Áp dụng Phụ lục BIM ban hành trong phần II của Hướng dẫn quyết định 1057/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng
Đã áp dụng
58.3
Chưa áp dụng
41.7
4
Phụ lục BIM (phần II trong quyết định 1057/QĐ-BXD) có cần hiệu chỉnh không?
Nên giữ nguyên mẫu Phụ lục BIM: một Phụ lục BIM chung dùng để bổ sung vào các hợp đồng chính
14.3
Nên tạo mẫu Phụ lục BIM riêng cho từng loại hợp đồng cụ thể (tư vấn thiết kế, tư vấn BIM, thi công xây dựng, EPC…)
85.7


(Bảng 2: Khảo sát các dự án thí điểm BIM)

Một số kiến nghị chính của người tham gia khảo sát như sau:

+ BIM nên được kết hợp vào các dự án thông qua Hợp đồng và hồ sơ yêu cầu (EIR) tương ứng với từng gói thầu;

+ Soạn mẫu phụ lục hợp đồng riêng cho từng loại hợp đồng trong nước’

+ Các hợp đồng cần nêu rõ trách nhiệm của bên tham gia triển khai BIM, đồng thời chủ đầu tư cũng phải có bộ phận kiểm soát chất lượng mô  hình công trình, kiểm soát chất lượng ứng dụng BIM của các đơn vị;

+ Bổ sung một dạng hợp đồng dịch vụ triển khai BIM cho dự án.

Qua các thống kê và khảo sát ở trên, tác giả nhận thấy việc áp dụng hợp đồng theo mẫu của các Bộ và FIDIC đang phổ biến tại các dự án áp dụng BIM tại Việt Nam. Từ đó, giữa các xu hướng để điều chỉnh hợp đồng cho các dự án áp dụng BIM, cách tiếp cận của NEC4 bằng các phụ lục BIM riêng cho từng loại hợp đồng và dự án sẽ phù hợp hơn so với cách dùng một Phụ lục Bim duy nhất hay cách chỉ đưa ra hướng dẫn chung.

4. Kết luận

Qua khảo sát có thể thấy 3 xu hướng chính trên thế giới trong việc điều chỉnh hợp đồng trong các dự án áp dụng BIM như sau:

a) Một mẫu phụ lục BIM duy nhất cho tất cả các loại hợp đồng và dùng chung cho tất cả các loại dự án: mẫu CIC/BIM Pro của Anh và mẫu BCA BIM PC của Singapore;

b) Một bộ mẫu gồm nhiều phụ lục BIM cho từng loại hợp đồng và từng loại dự án: mẫu X10 trong bộ hợp đồng NEC4 của Anh;

c) Hướng dẫn chung để tự điều chỉnh những khoản cần sửa: hướng dẫn BIM Advisory Notes trong bộ hợp đồng FIDIC 2017 của Hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế FIDIC.

Qua so sánh giữa mẫu Phụ lục BIM ban hành theo quyết định 1057/QĐ-BXD đang áp dụng theo cách tiếp cận của BCA BIM PC

Kết quả khảo sát một số thành viên tham gia dự án thí điểm Bim cho thấy nhu cầu cần xây dựng một bộ mẫu phụ lục BIM dùng cho các loại mẫu hợp đồng xây dựng đang dùng phổ biến trong nước.


(Nguồn: Tạp chí Kinh tế Xây dựng, Số 4/2019)

 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)