Năm vấn đề lớn phải đối mặt trong quản lý tai họa tại thành phố của Trung Quốc

Thứ sáu, 15/03/2013 07:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thành phố là trọng điểm trong phòng chống tai họa của con người, tăng cường quản lý tai họa tại thành phố, nâng cao trình độ quản lý giảm nhẹ tai họa là sự đảm bảo cần thiết cho sự phát triển bền vững của thành phố và cả nước. Trung Quốc có trên 70% thành phố phân bố tại các khu vực hay phát sinh thiên tai, cùng với sự phát triển nhanh chóng và bền vững của nền kinh tế và sự gia tăng trong tiến trình đô thị hóa, những tổn thất và ảnh hưởng do tai họa gây ra cũng ngày càng nhiều. Tăng cường quản lý giảm nhẹ tai họa tổng hợp, xây dựng khoa học cơ chế quản lý tai họa thành phố là một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong công tác quản lý tai họa tại các thành phố của Trung Quốc.

1. Mô hình quản lý tai họa thành phố và quy mô thành phố mở rộng nhanh chóng không tương ứng nhau

Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất toàn cầu, cùng với sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế, các hiểm họa, nguy cơ cũng đang không ngừng gia tăng, nhân tố gây tai họa vốn có và nguồn gây tai họa không ngừng lan rộng và phát triển, các loại tai họa mới và nguồn gây tai họa không ngừng phát sinh. Ngoài ra, nhiều thành phố đang mở rộng nhanh chóng về quy mô, cho dù là kết cấu nội tại của thành phố hay là hình thái bên ngoài đều đang trở nên càng ngày càng phức tạp, nhưng trong mô hình quản lý tai họa vốn có, quan hệ quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan không cân đối, dẫn tới quan hệ qua lại giữa các cơ quan quản lý tai họa khẩn cấp còn mơ hồ, ai cũng có trách nhiệm, ai cũng có quyền phụ trách, kết quả là ai cũng đều làm không tốt.

2. Hệ thống pháp luật quản lý tai họa thành phố không hoàn thiện

Hiện tại, các văn bản pháp luật và các quy định pháp luật liên quan tới quản lý tai họa trong thành phố chủ yếu phân tán tại các luật, quy định pháp luật và điều lệ. Trung Quốc đã lần lượt ban bố và thực thi hơn 30 luật và quy định pháp luật có liên quan đến giảm trừ tai họa, trong đó “Luật Bảo tồn đất và nước”, “Luật Phòng chống động đất và giảm nhẹ tại họa”, “Luật Phòng chống lũ lụt”, “Luật Khí tượng”, “Luật Bảo vệ môi trường”…, nâng cao trình độ pháp chế hóa trong quản lý tai họa, đồng thời có tác dụng quy phạm đối với công tác phòng chống và giảm nhẹ tai họa. Tuy nhiên, hệ thống luật và quy định pháp luật về phòng chống tai họa của Trung Quốc còn rất nhiều chỗ chưa đầy đủ: Trong hệ thống quy định pháp luật thiếu các quy định cơ bản trong chỉ đạo tổng hợp công tác phòng chống và giảm nhẹ tai họa toàn cục, đặc biệt, vẫn chưa có một bộ luật cơ bản về quản lý tai họa mang tính tổng hợp, khiến cho việc thực thi các quyết sách lớn về phòng chống tai họa tổng hợp cho đến nay vẫn thiếu những căn cứ pháp luật. Mặc dù, ngày 01/11/2007, Trung Quốc đã thực thi “Luật Ứng phó các sự vụ khẩn cấp” (đây là bộ luật đầu tiên của Trung Quốc hiện đại về ứng phó các trường hợp khẩn cấp) với mục đích dự phòng và giảm nhẹ việc phát sinh các trường hợp khẩn cấp, kiểm soát, giảm nhẹ và loại trừ những nguy hại nghiêm trọng cho xã hội bị gây ra bởi những trường hợp bất ngờ, quy phạm các hoạt động ứng phó với tai họa khẩn cấp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều tai họa không phải “bỗng nhiên phát sinh” mà nó xảy ra một cách chậm rãi nhưng lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhìn một cách tổng thể, pháp luật hiện hành về quản lý tai họa tại thành phố của Trung Quốc còn tồn tại rất nhiều vấn đề: Một là, tình trạng phân tán, đa dạng của pháp luật vẫn tồn tại; Hai là, các quy định pháp luật được đưa ra trong bối cảnh khác nhau, thời kỳ khác nhau, cơ quan khác nhau đã làm thiếu đi tính chỉnh thể, tạo mâu thuẫn, trùng lặp trong các quy định và không hài hòa trong việc thi hành; Ba là, trong lĩnh vực phòng chống và giảm nhẹ tai họa có rất nhiều vấn đề cần điều chỉnh về mặt pháp luật, phải dùng chính sách và biện pháp hành chính để thay thế chức năng pháp luật.

3. Các khâu giảm nhẹ tai họa không hài hòa với quá trình chỉnh thể

Sáu khâu lớn trong công tác giảm nhẹ tai họa là trắc định, báo cáo, phòng, chống, cứu trợ, giúp đỡ đã cấu thành hệ thống trong quá trình giảm nhẹ tại họa, chỉ có xem xét một cách thống nhất các khâu thì mới có thể hình thành nên hợp lực, thực hiện giảm nhẹ tai họa có hiệu quả và tối ưu nhất. Tuy nhiên, hầu như các thành phố lâu nay đều coi trọng cứu trợ mà xem nhẹ công tác phòng chống, về mặt đầu tư vật chất và nguồn lực con người cho giảm nhẹ tai họa cũng xuất hiện cục diện bất hài hòa. Xét về khâu cứu trợ sau tai họa, tuy Chính quyền thành phố đều khá coi trọng khâu này thông qua các con đường như cứu tế… và nó đã có tác dụng quan trọng đối với quần chúng nhân dân đang phải gánh chịu tai họa nhưng công tác xã hội hóa, doanh nghiệp hóa trong bảo đảm về tai họa lại cực kỳ lạc hậu so với nhu cầu thực tế trong công tác cứu trợ sau tai họa, đặc biệt là sự can thiệp của ngành bảo hiểm còn rất ít ỏi. Cách làm phổ biến sau khi vượt qua tai họa của các Chính quyền địa phương là phê bình và biểu dương thay vì giáo dục, tổng kết những kinh nghiệm, phương pháp xử lý tai họa, tổng hợp nguyên nhân và trạng thái phát triển tai họa, không đưa ra được những ý kiến cải tiến về bố trí cơ cấu, cơ chế vận hành và phương pháp quản lý để thúc đẩy đổi mới quản lý giảm nhẹ thiên tai tại thành phố.

4. Chưa có sự giao lưu kết nối giữa Chính quyền và quần chúng trong quản lý tai họa thành phố

Hiện tại, trong quá trình quản lý tai họa thành phố không ít Chính quyền thành phố còn tồn tại các vấn đề như kết nối không thông suốt, kết nối không triệt để, thông tin không đối xứng… giữa Chính quyền và quần chúng nhân dân. Công chúng thành phố không biết, cũng không có kênh thông tin nào cho biết các nhà quản lý đang nghĩ gì, làm gì; còn các nhà quản lý cũng không hề biết những ý kiến và hy vọng của quần chúng nhân dân về quản lý tai họa trong thành phố. Có thể nói, một nguyên nhân quan trọng khiến cho tính tích cực của quần chúng nhân dân trong công tác quản lý tai họa thành phố không cao là do chưa có sự kết nối sâu sắc giữa Chính quyền và quần chúng.

5. Thiếu hệ thống quyết sách chỉ huy khẩn cấp tai họa tại thành phố

Hiện tại, Trung Quốc có khoảng hơn 20 trung tâm khẩn cấp về trình báo cứu trợ quần chúng thường nhật như Công an 110, Phòng cháy chữa cháy 119, Quản lý giao thông 122, Cấp cứu 120… Phần lớn các trung tâm này được phân chia theo ngành, cho dù ở mặt chủ thể quản lý, mặt chủ thể thi hành hay về mặt nội dung phục vụ thì đều độc lập với nhau, không thống nhất. Hiện tượng “nhiều trung tâm chỉ huy” trong công tác cứu trợ tại họa khẩn cấp đã từng xảy ra và luôn làm chậm trễ tới tiến độ cứu trợ cứu nạn.


Lưu Cầm (TC Xây dựng đô thị và nông thôn TQ, số 9/2012)

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)