Ấn Độ và Kính tiết kiệm năng lượng

Thứ ba, 28/10/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đất nước Ấn Độ có 320 - 330 ngày nắng rực rỡ và trên dưới 200 ngày nhiệt độ cao trên toàn lãnh thổ. Quanh năm nhiệt độ luôn cao trừ vùng phía Bắc là được hưởng một mùa đông trong tháng 11 và 12. Nhưng ngay cả  trong mùa lạnh, tia nắng mặt trời xuyên qua các toà nhà cũng khiến cho nhiệt độ bên trong nóng lên vào buổi trưa và người ta phải dùng đến điều hoà nhiệt độ xua bớt nóng bức.

Mới đây người ta đã tính được rằng chi phí điều hoà chiếm từ 22 - 27% (tỷ lệ lớn nhất) tổng chi phí cho một toà cao ốc điển hình ở New Delhi trong toàn bộ tuổi thọ của toà nhà trong khi chiếu sáng chỉ chiếm khoảng 5% chi phí. Với giá điện đang đắt đỏ hiện nay và tiếp tục leo thang trong thời gian tới tỷ lệ chi phí điều hoà và chiếu sáng cho toà nhà chắc chắn sẽ tăng thêm trong khi ngành kính Ấn Độ vẫn đang thiếu một thể chế pháp luật và các tiêu chuẩn sử dụng kính tiết kiệm năng lượng áp dụng cho quốc gia.

Đối với việc áp dụng kính mang lại hiệu quả năng lượng tại Ấn Độ hiện nay đang thông dụng dòng kính phản quang của Saint Gobain India và Asahi India. Đặc biệt trong thời gian tới Saint Gobain India sẽ cho ra đời dòng sản phẩm kính phản quang với 10 lớp phủ oxit kim  loại cho hiệu quả phản nhiệt tốt hơn.

Kính Low - E

Với điều kiện khí hậu nóng ấm vốn có, Ấn Độ rất thích hợp sử dụng kính low - e, mỗi loại kính có độ phát xạ thấp có thể hạn chế nhiệt lượng mặt trời truyền qua kính cửa sổ. Giá thành kính low - e đắt hơn so với kính nổi khoảng 15 - 20% nhưng nó có thể giảm tiêu hao năng lượng từ 30 - 50%. Kính low - e có ưu điểm là lớp phủ kim loại hầu như không nhìn thấy. Chính lớp phủ trong suốt, có độ phát xạ thấp này làm giảm bức xạ hồng ngoại từ tấm kính ấm sang kính mát hơn nên hạ thấp trị số truyền nhiệt U của cửa sổ. Các nhà sản xuất thiết kế các loại lớp phủ low -e khác nhau, có loại hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời, loại hấp thụ trung bình và loại hấp thụ ít. Để giữ nhiệt lượng mặt trời bên ngoài ngôi nhà (với những nước khí hậu nhiệt đới như Ấn Độ) kính phủ low - e được bố trí phía mặt ngoài của cửa sổ. Nếu cửa sổ được thiết kế để giữ nhiệt bên trong nhà vào mùa đông (thường với khí hậu lạnh), ô  kính low - e sẽ được bố trí hướng vào bên trong ngôi nhà.

Hiện tại có 2 phương pháp gia công kính low - e:

1) Pyrolitic (phủ cứng) phủ lớp low - e ngay sau khi ra khỏi bể ủ, công nghệ này được coi có hiệu suất trung bình; và

2) Sputtered (phủ mềm hoặc phủ chân không) là phủ kính trong buồng chân không, công nghệ này được coi là có hiệu suất cao nhất.

Tuy nhiên lớp phủ mềm bị xuống cấp khi phơi ra ngoài không khí và độ ẩm nên dễ hỏng và có tuổi thọ giới hạn. Ngược lại lớp phủ cứng bền hơn nhưng tính năng tiết kiệm năng lượng của lớp low - e phủ cứng hơi kém hơn lớp low - e phủ mềm.

Mặc dù kính low - e  đặc biệt  phù hợp với nền khí hậu của Ấn Độ, song tại đây loại kính này vẫn còn mới mẻ so với Châu Âu và các nước Châu Á khác. Sự xâm nhập vào thị trường của loại kính này vẫn tương đối nhỏ, ngành kính Ấn Độ vẫn đang thuyết phục các đơn vị thiết kế và nhà phát triển sản phẩm về lợi ích loại kính này mang lại, điều đáng tiếc là chưa có pháp luật ứng dụng loại kính này trong Luật Xây dựng nhằm tối thiểu hoá tiêu hao năng lượng và giảm bớt nguy cơ tiềm tàng của hiệu ứng nhà kính.

Kính low - e không chỉ dành cho khí hậu nhiệt đới mà còn rất tuyệt với cho nhiệt lượng phi mặt trời. Nếu chúng ta nghiên cứu toàn bộ lượng nhiệt trong các vùng như Ấn Độ, nhiệt lượng mặt trời chiếm 85% của tổng lượng nhiệt ở phía mặt tiền hướng Nam và Tây và hơn 60% lượng nhiệt mặt trời ở mặt tiền phía Đông.

Có điều kính low - e có trị số nhiệt lượng mặt trời cao nên cho phép tia mặt trời vào nhà dễ dàng. Lượng nhiệt này bị đồ đạc trong nhà hấp thụ và bức xạ ngược lại thành tia hồng ngoại sóng ngắn. Kính low - e  đặc biệt tốt trong chặn nhiệt lượng hồng ngoại sóng dài. Điều này na ná hiện tượng "giữ nhiệt trong nhà" như hiệu ứng nhà kính. Nên kính low - e cũng còn là sản phẩm tuyệt vời cho các nền khí hậu lạnh. Ít ai trong chúng ta biết rằng cần tiêu tốn nhiều năng lượng để làm mát một toà nhà hơn năng lượng để sưởi ấm toà nhà, do đó theo các chuyên gia, thị trường Ấn Độ sẽ thống trị bởi kính low - e trong tương lai.

Để đón đợi thời cơ này Pilkington đã mở Văn phòng đại diện tại thủ đô của Ấn Độ từ năm 2004 với một niềm lạc quan về tiềm năng tăng trưởng kính low - e tại Ấn Độ. Hiện nay tại Ấn Độ ngoài kính low - e của Pilkington, còn nhập khẩu kính của Asahi, Tata International (TIL) và Shanghai Yaohua Pinkington Glass.

Hai năm trở lại đây sử dụng kính low - e đã xuất hiện tương đối đáng kể trên thế giới. Ví dụ tại Mỹ, pháp luật không bắt buộc, tại các bang người dân được khuyến khích sử dụng các sản phẩm mang lại hiệu quả năng lượng cao, bên cạnh đó luật pháp Châu Âu và chương trình "Sao năng lượng" của Mỹ đã đưa việc tiêu thụ kính low - e đến từng gia đình và các công trình thường mại.

Thị trường kính low - e tại Ấn Độ hiện tại rất khác so với Mỹ và Châu Âu. Nhưng Ấn Độ có vẻ như đang trong giai đoạn phát triển năng suất kính low - e. Trong kiến trúc xây dựng thiết kế sử dụng kính low - e cũng trở thành xu hướng nhằm đưa không gian bên ngoài vào trong và để ngôi nhà hoà hợp với môi trường xung quanh, đồng thời giảm tiêu thụ năng lượng sưởi ấm trong mùa đông, làm mát trong mùa hè.

Hiện tại ở Ấn Độ, kính low - e mới chỉ giới hạn ở các công trình thương mại nhưng sự bùng phát bất động sản và phát triển thị trường thiết kế nhà ở chẳng bao lâu sẽ tạo nhu cầu đáng kể kính low - e  cho khu vực nhà dân giống như ở Châu Âu.

 

Sử dụng kính low - e tại Ấn Độ

Năm

2003

2004

2005

2006

Lượng sử dụng

130.000 m2

160.000 m2

330.000 m2

600.000 m2

 

Kính điện quang

Động cơ tiết kiệm năng lượng hiệu quả đã tạo nhu cầu ngày một cao về các loại kính pin năng lượng mặt trời và kính điện quang. Chính phủ Ấn Độ đã tài trợ và có chính sách tài chính khuyến khích lắp dựng loại kính này. Đây là một trong ít quốc gia có một cơ quan chính phủ cấp Bộ tận tâm với chương trình thu hồi năng lượng như vậy.

Ở Ấn Độ số lượng các gia đình sử dụng hệ thống phát điện bằng kính điện quang ngày một tăng. Pin mặt trời thường là một chất bán dẫn (silicon) phát ra điện khi gặp bức xạ mặt trời. Pin mặt trời sử dụng cho các nhà dân được lắp trên mái nơi thu được tia mặt trời nhiều hơn chỗ khác, thế nhưng mái nhà là nơi chịu tác động nhiều của gió, mưa, thời tiết khắc nghiệt, mưa đá, bụi, cát hoặc đá nhỏ cho nên pin mặt trời cần được phủ một lớp kính để bảo vệ chất silicon. Để tối đa việc hấp thụ tia mặt trời cho tấm silicon phát điện nên tấm kính phủ cần trong suốt và có độ phản xạ thấp.

Sử dụng năng lượng mặt trời qua pin điện quang đang phát triển rất nhanh trong 2 thập kỷ gần đây. Ngày nay Ấn Độ có chương trình năng lượng mặt trời phân quyền lớn nhất thế giới. Hệ thống điện quang (SPV) có thể ứng dụng trong dân dụng, nông nghiệp, viễn thông, quốc phòng và tàu hoả. Hiện có khoảng 151 MW hệ thống trạm SPV được lắp đặt trong đó Ấn Độ xuất khẩu 75 MW.

Ấn Độ là nước có nền tảng sản xuất các hệ thống và module tế bào quang điện rất mạnh. Cơ quan Bộ các Nguồn năng lượng Phi thường (MNES) đã hỗ trợ cho chương trình phổ biến và phát triển năng lượng được hơn một thập kỷ. Trong số tổng công suất điện quang đã lắp đặt tại Ấn Độ, lượng công suất lắp đặt theo chương trình MNES chiếm khoảng 50%. MNES dự kiến đến năm 2032 sẽ có khoảng 5000MW điện quang được kết nối với lưới điện quốc gia.

 


Nguồn: Hội thảo quốc tế "Sử dụng kính an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường", tháng 10-2008

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)