Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng dự thảo chiến lược quản lý nghĩa trang và an táng cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn Việt Nam đến năm 2020.

Thứ hai, 29/09/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mã số đề tài: RDMT 04-04 Chủ nhiệm đề tài:TS.Trương Văn Quảng. Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Quy hoạch đô thị nông thôn-BXD. Địa chỉ tài liệu: KQNC.1096/1097. Thư viện KHCN-Bộ Xây dựng.

Mục tiêu đề tài:

“Sinh-Lão-Bệnh-Tử” vốn là quy luật tự nhiên và cơ bản nhất đối với mọi sinh vật trên trái đất, kể cả con người. Khác với các loài sinh vật, con người khi chết được mai táng theo những phong tục, tập quán, nghi thức truyền thống riêng để tiễn đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng và cũng là nghi lễ thể hiện tình cảm, lòng biết ơn của con cháu, cộng đồng xã hội đối với người quá cố. Tuy nhiên, một vướng mắc lớn mà chúng ta đang gặp phải trong quá trình đô thị hoá phát triển mạnh mẽ hiện nay là các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách quản lý, xây dựng các nghĩa trang & an táng cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn của Việt Nam.

Trong tất cả các hình thức táng đã tồn tại theo xã hội loài người, thì lưu táng, địa táng, hoả táng là các hình thức táng đã được người dân Việt Nam sử dụng từ xa xưa. Nhưng trải qua thời gian lịch sử, ngày nay địa táng đã được coi là hình thức mai táng phổ biến và truyền thống nhất ở Việt Nam, mặc dù thời gian gần đây, hoả táng hiện đại cũng đã phát triển mạnh ở một số đô thị lớn. Địa táng được coi là hình thức táng tốn nhiều diện tích đất diện tích dành cho cát táng là 4 m2/mộ, hoặc chôn cất 1 lần là 8 m2/mộ, như vậy, mỗi năm cả nước sẽ cần thêm một quỹ đất khoảng 1,313 triệu m2 để phát triển nghĩa trang tính theo thống kê dân số Việt Nam ngày 1/1/2005 là 82.032.300 người và tỷ lệ tử trung bình hàng năm là 40/00 và có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí…Những, thực tế công tác quản lý các nghĩa trang địa táng ở Việt Nam hiện rất lỏng lẻo, đặc biệt là đối với các nghĩa trang ở đô thị và các điểm dân cư nông thôn, nơi có mật độ chôn cất cao và thường nằm khá gần các khu dân cư tập trung.  

Do quá trình đô thị hoá nhanh, tại nhiều địa phương, nhiều nghĩa trang nhân dân đã lằm lọt sâu vào khu dân cư. Trong nghĩa trang, việc quản lý khai thác, sử dụng hợp lý quỹ đất ở nhiều địa phương chưa được quan tâm, chú ý. Các hiện tượng phân chia diện tích đất nghĩa trang theo từng gia đình, từng dòng họ hay hiện tượng đầu tư xây cất lăng mộ tràn lan cũng đã xảy ra ở nhiều nơi. Quy định hướng mộ, quy định kích thước mộ, bố trí vị trí mộ, kiểu dáng mộ xây cũng như các vấn đề bố trí vị trí nghĩa trang, kiến trúc cảnh quan nghĩa trang…ở nhiều nơi hiện vẫn gần như được thả nổi, không chỉ đối với các nghĩa trang do lịch sử để lại, mà nhiều nghĩa trang của đô thị mới xây dựng gần đây cũng có hiện tượng này…

Không chỉ đối với vẫn đề nghĩa trang , trong các đô thị, các cơ sở vật chất phục vụ tang lễ hiện cũng rất thiếu và yếu. Các đô thị đã có như Hà Nội và TP.HCM…lại luôn trong tình trạng hoạt động quá tải và được quy hoạch xây dựng chưa hợp lý. Bên cạnh đó, các vấn đề du nhập các công nghệ táng mới vào Việt Nam như hoá táng cũng còn nhiều vấn đề đáng phải bàn về công suất, về tiêu chẩun, chất lượng thiết bị khi nhiều đô thị phía Nam đang có nhu cầu đầu tư xây dựng riêng.

Tất cả các vấn đề bất cập nảy sinh này có nguêyn nhân sâu xa là do chúng ta đang thiếu những định hướng phát triển, các cơ chế chính sách quản lý và kiểm soát xây dựng nghĩa trang và an táng cho các đô thị, các điểm dân cư nông thôn.

Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xây dựng nghĩa trang và an táng ở các đô thị và điểm dân cư nông thôn Việt Nam hiện nay.

Đề xuất định hướng, cơ chế chính sách quản lý, kiểm soát việc xây dựng nghĩa trang và an táng cho các đô thị và  điểm dân cư nông thôn Việt Nam đến năm 2020.

Xây dựng Dự thảo Chiến lược Quản lý nghĩa trang và an táng cho các đô thị và điểm dân cư Việt Nam đến năm 2020.

Nội dung đề tài:

- Chương I: Tổng quan kinh nghiệm về công tác quản lý nghĩa trang và án táng của nước ngoài.

- Chương II: Điều tra hiện trạng công tác quản lý nghĩa trang và an táng tại một số đô thị và điểm dân cư nông thôn Việt Nam

- Chương III: Đánh giá tổng quan về hiện trạng công tác quản lý nghĩa trang và an táng tại các đô thị và điểm dân cư nông thôn Việt Nam.

- Chương IV: Đề xuất giải pháp quản lý, kiểm soát việc xây dựng nghĩa trang và an táng cho các đô thị và  điểm dân cư nông thôn Việt Nam đến năm 2020.

- Chương V: Kết luận.

Kết quả đề tài:

- Đây là đề tài thực sự cần thiết và cấp bách để thực hiện chiến lược quản lý nghĩa trang và an táng cho các đô thị và  điểm dân cư nông thôn Việt Nam đến năm 2020.

- Đề tài đã biên soạn Dự thảo Chiến lược quản lý nghĩa trang và an táng cho các đô thị và  điểm dân cư nông thôn Việt Nam đến năm 2020, với mục tiêu tổng quát là:

+ Từng bước xây dựng một hệ thống đồng bộ các chính sách, luật pháp, thể chế tổ chức, quy hoạch, kế hoạch, công nghệ, kỹ thuật, nguồn vốn…để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nghĩa trang và an táng tại các đô thị và điểm dân cư nông thôn Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam.

+ Chống lãng phí đất đai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường xã hội và tự nhiên; hướng tới phát triển bền vững tại các đô thị và điểm dân cư nông thôn Việt Nam.

+ Hướng tới thống nhất công tác quản lý nghĩa trang và an táng tại các đô thị và  điểm dân cư nông thôn Việt Nam từ TW đến địa phương trên cơ sở một khung pháp lý đồng bộ, có sự tham gia tích cực của cộng đồng.



Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)