Tên đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng tháp Chăm phục vụ trùng tu và phát huy giá trị di tích.

Thứ hai, 15/09/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mã số đề tài: RD 21. Chủ nhiệm đề tài: TS.Trần Bá Việt. Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện KHCN xây dựng-BXD. Địa chỉ tài liệu: KQNC.1086. Thư viện KHCN-Bộ Xây dựng.

Mục tiêu đề tài:

Theo các tài liệu được biết cho đến nay thì lịch sử xây dựng các đền tháp Chămpa kéo dài từ cuối thế kỷ VII đến đầu thế kỷ XVII. Trong khoảng thời gian chín thế kỷ xây dựng và sáng tạo, những người Chăm cổ đã để lại một số lượng lớn các di tích kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc…Đó là sản phẩm văn hoá của tài năng và trí tuệ Chămpa trong suốt chặng đường dài lịch sử. Với trên 20 cụm di tích kiến trúc đền tháp còn lại và rất nhiều phế tích kiến trúc, bên cạnh đó là vô vàn hiện vật điêu khắc giá trị, đã minh chứng cho một nền văn hoá Chămpa rực rỡ, góp pầhn không nhỏ vào vào nền văn hoá Việt Nam phong phú, giàu bản sắc. Các di tích kiến trúc đền tháp Chămpa còn có giá trị đặc sắc nổi bật mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là sự công nhân Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới của tổ chức UNESCO…

Mặc dù các di tích kiến trúc đền tháp Chămpa luôn được quan tâm nghiên cứu, nhưng do đã trải qua thời gian dài tồn tại dưới tác động bất lợi của thiên nhiên khắc nghiệt và chiến tranh, nên phần lớn các di tích đã bị huỷ hoại, xuống cấp, mất mát ở nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy, công việc nghiên cứu về các di tích kiến trúc đền tháp Chămpa cần phải luôn được thường xuyên, nhằm không ngừng bổ sung những thông tin khoa học về di tích làm cơ sở cho các giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị di tích.

Thực tế công tác bảo tồn tu bổ trong những năm qua có bước tiến và thành tựu đáng kể, song vấn đề cốt lõi xác định kỹ thuật xây dựng của người Chăm vẫn chưa được tập trung nghiên cứu.

Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng tháp Chăm phục vụ trùng tu và phát huy giá trị di tích” sẽ đóng góp thêm những hiểu biết về kỹ thuật xây dựng các đến tháp Chămpa, kết hợp với việc khảo sát thực trạng kiến trúc và nghiên cứu lịch sử, nghệ thuật…nhằm đạt được mục tiêu của đề tài là:

- Nghiên cứu công nghệ xây dựng các tháp Chăm để phục vụ một cách tốt nhất cho công tác tu bổ, phát huy giá trị của di tích kiến trúc của nền văn hoá Chăm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Đề xuất các quy trình về công nghệ vật liệu phục chế để trùng tu bảo tồn các tháp Chăm, trong quá trình chuẩn mực hoá công tác bảo tồn di tích ở nước ta.

Nội dung đề tài:

Chương I: Lược sử, khảo cổ, kiến trúc Chămpa.

Chương II: Thực trạng các di tích, phế tích kiến trúc đền tháp Chăm.

Chương III: Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng: Kỹ thuật xử lý nền, kỹ thuật xây dựng móng, kỹ thuật xây dựng đền tháp Chăm dưới góc độ kỹ thuật kiến trúc, kỹ thuật xây gạch theo phương pháp mài chập, nghiên cứu xác định các thông số kỹ thuật của gạch trên các đền tháp Chăm, nghiên cứu thành phần pha và thành phần khoáng của gạch và của chất kết dính bằng phương pháp nhiễu xạ Rơnghen; nghiên cứu xác định thành phần hữu cơ có trong chất kết dính; nghiên cứu cấu trúc thô của gạch qua kính phóng đại quang học; nghiên cứu vi cấu trúc của gạch bằng kính hiển vi điện tử quét; nghiên cứu xác định lực liên kết giữa các viên xây; xác định cường độ chịu nén của khối xây; nghiên cứu sự ăn mòn vi sinh trên khói xây đền tháp Chăm; nghiên cứu khả năng chịu lực của kết cấu khối xây đến tháp Chăm; nghiên cứu kỹ thuật điêu khắc.

Chương IV: Nghiên cứu công nghệ phục chế khối xây mài chập.

Chương V: Định hướng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các đền, tháp Chăm.

Kết quả đề tài:

Đã nghiên cứu phục hồi được công nghệ chế tạo gạch Chăm phục chế có tính chất giống như gạch Chăm, có thể gia công cưa cắt mài chập, đục chạm điêu khắc được.

Đề tài đã thành công trong việc sản xuất và chế tạo nhớt cây ô dước, gạch và kỹ thuật xây mài chập để triển khai phục chế tháp Bình Thạnh từ năm 1999 đến nay đảm bảo chất lượng tốt, chưa thấy hiện tượng hư hỏng.

Kết quả đề tài cũng khẳng định được rằng loại gạch đặc biệt nung giảm lửa, có chất đôn là thích hợp cho trùng tu tháp Chăm.

Kỹ thuật phục chế khối xây gạch Chăm có thể kết hợp với kỹ thuật gia cường, neo, đai giằng bằng thép hoặc bê tông để bảo tồn tối đa giá trị gốc, chân xác của di tích tháp Chăm, đồng thời kéo dài tuổi thọ cho di tích.

Đây là một bước tiến đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu các tháp Chăm về lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, kỹ thuật xây dựng suốt hơn một thế kỷ qua.

Đề tài đã đạt loại xuất sắc.



Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)