Tên đề tài: Dầm bê tông ứng lực trước căng sau không bám dính.

Thứ tư, 10/09/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mã số đề tài: RD 04. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.Nguyễn Tiến Chương. Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Khoa học công nghệ xây dựng. Địa chỉ tài liệu: KQNC.1085.Thư viện KHCN-Bộ Xây dựng.

Mục tiêu đề tài:

Những năm gần đây chúng ta đang chứng kiến việc sử dụng ngày một rộng rãi kết cấu bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính trên phạm vi cả nước. Kết quả trên đây chứng tỏ tính hiệu quả của loại kết cấu này trong điều kiện cụ thể của nước ta. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thực tế về ứng dụng kết cấu bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính, việc nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ thi công, cũng như phương pháp thiết kế loại kết cấu này phù hợp với điều kiện nước ta là hết sức cần thiết.

Kết cấu bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính là một loại kết cấu đặc biệt. So với các loại kết cấu thông thường thì công nghệ thi công kết cấu bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính có những đặc thù riêng.

Kết cấu bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính cũng có những yêu cầu đặc biệt phản ánh tính đặc thù của loại kết cấu này. Trong thời gian qua, vấn đề thiết kế kết cấu bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính đã được quan tâm nghiên cứu ở nước ta, song hãy còn ở mức hạn chế. Hiện tại, các kỹ sư Việt Nam đang sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài để thiết kế kết cấu bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính, trong đó còn nhiều vấn đề bất cập với điều kiện cụ thể và hệ thống tiêu chuẩn của nước ta.

Vì vậy, mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu sự làm việc chịu uốn của dầm bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính làm căn cứ cho việc biên soạn các tài liệu kỹ thuật, đồng thời góp phần hoàn thiện phương pháp thiết kế kết cấu bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính.

Nội dung của đề tài:

1. Sơ lược về tình hình phát triển của kết cấu bê tông ứng lực trước căng sau không bám dính trên thế giới và ở Việt Nam.

2. Nghiên cứu bài toán tính toán cường độ chịu uốn của dầm bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính có biến dạng phân bố tải trong lên dầm.

3. Thí nghiệm mô hình dầm bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính.

4. Biên soạn Chỉ dẫn thiết kế dầm bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính.

5. Viết phần mềm chuyên dụng phcụ vụ thiết kế dầm bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính.

Kết quả đề tài:

- Đã nhận được công thức mới để tính độ dãn dài và ứng suất trong cốt thép kéo căng không bám dính trong dầm tại trạng thái giới hạn chịu uốn, cũng như cường độ chịu uốn của dầm bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính. So với các công thức đang được sử dụng trong các tiêu chuẩn thiết kế thì công thức mới này có ưu điểm là đã xét đến dạng phân bố của tải trọng tác dụng lên dầm, cũng như ảnh hưởng của cốt thép thường trong vùng kéo và vùng nén đến sự làm việc của cốt thép kéo căng không bám dính.

- Đã tiến hành thí nghiệm mô hình dầm để kiểm tra kết quả nghiên cứu lý thuyết của đề tài về tính toán khả năng chịu uốn dầm bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính.

- Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thí nghiệm mô hình cho thấy rằng: tính toán dầm bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính theo các tiêu chuẩn hiện hành có trường hợp cho kết quả thiên về an toàn, có trường hợp thiên về không an toàn. Nguyên nhân là do các tiêu chuẩn đã không xét đến dạng phân bố tải trọng lên dầm.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã biên soạn Chỉ dẫn thiết kế dầm bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính.

- Thiết kế phần mềm chuyên dụng thiết kế dầm bê tông  ứng lực trước căng sau không bám dính.



Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)