Tên đề tài: Điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình cát trầm tích dưới hạ lưu tại các con sông có đập thuỷ điện và thuỷ lợi khu vực miền Bắc và miền Nam.

Thứ năm, 14/08/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mã số đề tài: Thuộc Dự án sự nghiệp kinh tế. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Vũ Tùng. Cơ quan chủ trì thực hiện: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khảo sát và xây dựng. Thời gian nghiệm thu đề tài: Ngày 28 tháng 12 năm 2007.                       Địa chỉ tài liệu: KQNC.1073.Thư viện KHCN-Bộ Xây dựng.

Mục tiêu đề tài:

Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của đất nước, ngành Xây dựng ngày càng phát triển. Nhu cầu tiêu thụ các chủng loại vật liệu xây dựng ngày càng nhiều phục vụ cho các dự án đầu tư xây dựng các công trình. Cũng như các loại vật liệu xây dựng khác, cát xây dựng đòi hỏi một khối lượng lớn và đa dạng phục vụ cho các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông và thuỷ lợi. Không những hiện nay, nhu cầu trong nước tăng cao mà thị trường nước ngoài, nhất là trong khu vực cũng đòi hỏi một khối lượng cát xây dựng nhập khẩu lớn.

Từ trước đến nay, nguồn nguyên liệu cát xây dựng, chủ yếu cát trầm tích sông được khai thác tại hạ lưu các con sông lớn ở Việt Nam như sông Hồng, sông Lô, sông Chảy, sông Mã, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn…Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ ngày càng nhiều và qua nhiều năm khai thác, nguồn cát sông dần dần cũng cạn kiệt, cung không đáp ứng được cầu nên cát xây dựng ngày càng một khan hiếm. Nguyên nhân suy giảm trữ lượng cát trầm tích sông có nhiều nguyên nhân như: Do hoạt động khai thác cát ngày càng nhiều nên quá trình tái tạo bồi đắp không đủ, khai thác bừa bãi không có quy hoạch…Quá trình hình thành tích tụ các bãi bòi cát là một quá trình diễn ra lâu dài và được hình thành do dòng nước vận chuyển các vật liệu phong hoá sau đó tích tụ lại. Như vậy, quá trình thành tạo các mỏ cát trầm tích liên quan chặt chẽ với hoạt động của các con sông. Do nhu cầu phát triển kinh tế, điện năng ngày càng được sử dụng nhiều, cùng với sự phát triển của ngành điện, hàng loạt Nhà máy thuỷ điện lớn nhỏ được xây dựng, trong đó đáng kể là các Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Trị An, thuỷ điện Thác Bà, thuỷ điện Tuyên Quang, thuỷ điện Cửa Đạt và sắp tới là thuỷ điện Sơn La. Việc xây dựng các Nhà máy thuỷ điện trên các sông bắt buộc phải đắp đập ngăn sông xây dựng hồ chứa. Do việc xây dựng các Nhà máy thuỷ điện và ngăn dòng chảy các con sông đã làm thay đổi sâu sắc chế độ thuỷ văn - thuỷ lực của dòng chảy. Tốc độ dòng nước khi vào hồ bị giảm đột ngột, dẫn đến phần lớn bùn cát bị lắng đọng lại trong hồ, gây nên những thay đổi về sinh thái – môi trường trong lòng hồ, vùng thượng lưu hồ và hạ lưu đập. Dưới hạ lưu, do vật liệu trầm tích bị suy giảm, dòng bị thay đổi nên việc hình thành các bãi bòi tích tụ lớn hầu như không có, làm giảm về trữ lượng cũng như biến đổi thành phần chất lượng của cát.

Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm xác định mức ảnh hưởng của việc xây dựng các đập thuỷ điện trên các sông đến quá trình hình thành các mỏ cát trầm tích, ảnh hưởng của chúng đến chất lượng và trữ lượng cát xây dựng. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp quản lý trong việc quy hoạch và sử dụng khai thác hợp lý nguòn nguyên liệu cát xây dựng, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Nội dung đề tài:

- I. Khái niệm, phân loại và đặc điểm phân bố tài nguêyn trữ lượng cát xây dựng.

- II. Các nhà máy và dự án thuỷ điện xây dựng trong khu vực nghiên cứu.

- III. Tình hình khai thác cát trong khu vực nghiên cứu.

- IV. Ảnh hưởng của các đập thuỷ điện đến việc giảm trữ lượng cát trầm tích sông .

- V. Các giải pháp khắc phục tình hình thiếu hụt cát hiện nay.

Kết quả đề tài:

Đề tài đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt cát xây dựng hiện nay như:

Việc sử dụng cát nhân tạo và cát sạn trầm tích ven biển thay thế cát sông. Đây không những là giải pháp lâu dài mà còn phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới trong khoa học công nghệ tiên tiến.

Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết ngay đó là quản lý quy hoạch các khu vực hoạt động khoáng sản khai thác cát sông.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phổ biến tuyên truyền pháp luật bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, xử lý triệt để sai phạm theo đúng luật pháp.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản, ban hành các văn bản quy định quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh một cách phù hợp. Hoàn thành đề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản nguồn nguyên liệu cát xây dựng.

Các cơ quản quản lý ở Trung ương và các địa phương cần có sự phối hợp và tăng cườn kiểm tra, đình chỉ ngay những trường hợp khai thác, kinhdoanh cát sỏi trái phép hoặc khai thác, nạo vét quá độ sâu cho phép.



Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)