Quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đáy - Thực trạng và giải pháp

Thứ tư, 16/07/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
1. Vấn đề ô nhiễm môi trường lưu vực sông Đáy Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có diện tích 8657,21 km2 , dân số 8.849.991 người, bao gồm 4 tỉnh: Hà tây, Hà nam, Nam Định, Ninh Bình và một phần của TP. Hà Nội, tỉnh Hoà Bình. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy cũng là một trong 3 lưu vực sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở nước ta.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, lưu vực sông Nhuệ - Đáy ô nhiễm chủ yếu phải tiếp nhận  nguồn nước thải, chất thải rắn từ khu vực Hà Nội, Hà Tây. Tại các con sông trong nội thành Hà Nội, các thông số đo được đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt TCVN 5942 -1995, loại B, thậm chí còn vượt cả tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải sinh hoạt TCVN 6772 - 2000, mức IV. Kết quả đợt quan trắc cuối năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, giá trị  COD vượt 7 - 8 lần, BOD5 vượt 7 lần,… Hiện sông Đáy bị ô nhiễm cục bộ với mức độ ngày càng gia tăng, đặc biệt nước sông còn chịu ảnh hưởng của ô nhiễm sông Nhuệ, chất lượng nước sông diễn biến rất phức tạp và mức độ ô nhiễm ở từng giai đoạn sông rất khác nhau.

2. Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đáy

Theo kết quả điều tra khảo sát tại các tỉnh đợt 1 tháng 6,7/2007 do nhóm nghiên cứu trường ĐHKT thực hiện, đợt 2 10/2007 do nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối kết hợp với nhóm nghiên cứu Trung Tâm Môi trường

- Viện QH Đô thị và nông thôn - BXD thực hiện cho thấy: Tổng lượng CRT sinh hoạt phát sinh tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy một phần của TP. Hà nội và tỉnh Hoà Bình là 2.618,5 tấn/ngày; trong đó lượng CTR đô thị tỉnh, lỵ là 743 tấn/ngày, nhưng mới thu gom, vận chuyển và đưa đi xử lý 74,7% và khu vực các thị trấn huyện, vùng nông thôn lượng CTR sinh hoạt phát sinh 1.875,5 tấn /ngày nhưng hầu như chưa được thu gom và xử lý đúng quy cách.

  Bảng1. Các Bãi chôn lấp đang hoạt động, các dự án XD khu xử lý CRT đang triển khai tại các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ -  Đáy

Tỉnh

/TP

Bãi chôn lấp

DT

ha

Đặc điểm bãi chôn lấp/khu xử lý CTR

TP

Hà Nội

Khu liên hợp xử lý chất thải

Nam Sơn, cách HN 53 km

83 ha

Công suất 2.800m3/ngày; khu xử lý CTRNH công nghiệp công suất: 100tấn/ngày; trạm xử lý nước rác 500m3/ngày. Hiện nay BCL chất thải HVS đã lấp đầy hết ô số 7, đang chuẩn bị vận hành ô số 8 và số 9. Dự báo đến 2014 sẽ hết diện tích BCL.

Nhà máy sản xuất phân compost Cầu Diễn + lò đốt CTRYT Cầu Diễn

3 ha

Nhà máy sản xuất phân compost, công nghệ Tây Ban Nha, công suất 70.000tấn/năm; Lò đốt CTRYT công suất 3,2tấn/ngày để xử lý toàn bộ CTRYT của Hà Nội.

BCL Kiêu Kỵ Gia Lâm, cách trung tâm Hà Nội 7 km

2,7

ha

Hoạt động từ 1999 đến nay.

TX

Hoà Bình

Bãi “Thia”

Cạnh sông Đà, trên đường đi Yên Mông, cách TX 5km

2 -3

ha

Bãi chôn lấp CTR lộ thiên tạm thời để chờ bãi mới, dự kiến thời gian h/đ là một năm 2004, đến nay vẫn đang hoạt động; Bãi rác lộ thiên, nước rỉ rác chảy ra sông Đà, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bãi chôn lấp CTR “hợp vệ sinh” trên đồi Gốc Đa, xã Yên Mông, TX Hoà Bình, cách TX Hoà Bình 10-12km

16,4

ha

Bãi trên sườn đồi, công suất 55 tấn/ngày

Giai đoạn 1: đang triển khai XD 3 ô chôn lấp CTR, diện tích 7000-8000m2/ô; có 3 hồ sinh học để xử lý nước rác, nhà làm việc,…

Giai đoạn 2: dự kiến XD nhà máy xử lý phân compost trên diện tích khoảng 5000m2 ở khu đất phía ngoài bãi rác.

TP

Đông

Bãi chôn lấp CTR “Bàu Lác”, huỵên Thạch Thất, cách TP Hà Đông 55 km

G/đ1

3,7

ha

Hợp đồng với Trung Đoàn 916; Bãi lộ thiên, là các hố bom, khu trũng; nước rỉ rác chưa được xử lý; tình trạng bãi sắp đầy. Cần thiết kế XD bãi mới.

TP

Sơn Tây

Nhà máy xử lý rác Sơn Tây, xã Xuân Sơn, TP Sơn Tây

Công nghệ Seraphin với mô hình  modul  hợp khối, công suất 200 tấn/ngày. Công nghệ tái chế nhựa, sản xuất gạch không nung. Ngày 14/3/2008 BXD đã cấp giấy chứng nhận công nghệ xử lý CTR phù hợp trong điều kiện Việt Nam cho nhà máy này xử lý CTR cho 2 thành phố: TP Hà Đông và TP Sơn Tây.

TX

Hà Nam

Bãi “Thung Hấm”, xã Thanh Sơn, H.Kim Bảng. Cách TX 7km

10

ha

Bãi rác lộ thiên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Khu xử lý CTR “Thung Đám Gai”, xã Thanh Thuỷ, H. Từ Liêm. cách TX 10km

12,3 ha

Công nghệ châu Âu, nguồn vốn vay ODA của Bỉ, phía Bỉ đã chuyển máy móc, thiết bị sang và đang lắp ráp; Đang triển khai XD nhà xưởng và cơ sở hạ tầng. Công suất 43.000 tấn rác/năm; sản phẩm 10.300 tấn phân hữu cơ compost/năm. Bao gồm: nhà máy sản xuất phân compost 4,86ha, khu chôn lấp CTR 0,5ha, khu xử lý nước rác.

TP Nam Định

“Nhà máy xử lý rác thải Lộc Hoà” tại cánh đồng Man, xã Lộc Hoà, cách trung tâm TP 8km

23

ha

Công nghệ châu Âu, nguồn vốn vay 22 triệu fran Pháp 48,4 tỷ VNĐ: Nhà máy xử lý rác thành phân compost: DT 2,8ha; bãi chôn lấp HVS và các công trình phụ trợ khác: 20ha; đến 10/2007 đã sử dụng 12 ha, còn khoảng 8ha đất; dự báo có thể sử dụng đến 2015 thì hết.

TP Ninh Bình

TX Tam Điệp

Bãi “Thung Quèn Khó”, xã Đông Sơn, cách TX Tam Điệp 5 km

6

ha

Bãi rác lộ thiên, nằm trong khe núi, hiện đang tiếp nhận toàn bộ lượng rác của TP.Ninh Bình và TX Tam Điệp; đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

Dự án “Nhà máy xử lý CTR Tam Điệp”, vị trí: Thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, TX Tam Điệp

12

ha

Công nghệ Hàn Quốc do Công ty Byuksan Enginering – Hàn Quốc thiết kế.

Công suất nhà máy sản xuất phân compost: 200tấn/ngày; diện tích bãi chôn lấp HVS 6ha. Hiện nay thời điểm khảo sát 10/2007 hồ sơ thiết kế đang được phía Hàn Quốc chỉnh sửa

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu Trường ĐHKT và nhóm nghiên cứu của Trung tâm Môi trường – Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn, BXD 10/2007

* Những nhận xét, đánh giá

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, việc xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp HVS – một giải pháp kém hiệu quả do tính chất phức tạp của các giải pháp kỹ thuật và công nghệ và nhiều nguyên nhân khác gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm.

 - Kết quả khảo sát cho thấy, trên địa bàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy chỉ có 3 nhà máy sản xuất phân compost đang hoạt động: nhà máy xử lý rác Sơn Tây – công nghệ Seraphin của Việt Nam; nhà máy xử lý rác Cầu Diễn Hà Nội – công nghệ Tây Ban Nha và nhà máy xử lý rác Lộc Hoà TP.Nam Định – công nghệ châu Âu.

 - Các tỉnh/TP như Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Đông, Hoà Bình hoặc là đang xây dựng khu xử lý CTR hoặc là đang làm thủ tục QHXD khu xử lý CTR; do chưa XD xong khu xử lý CTR bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh, tại các tỉnh/TP này CTR đô thị vẫn thải đổ và xử lý theo phương pháp lộ thiên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Ví dụ Bãi “Thia” tại TX Hoà Bình; bãi thải lộ thiên ở Thung Hấm Hà Nam, Thung Quèn Khó Ninh Bình là bãi lộ thiên, gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

Hiện nay, tỉnh Hà Nam đang đẩy nhanh tiến độ thi công, lắp đặt máy móc và dây chuyền xử lý rác thải; theo dự kiến đến đầu năm 2008 có thể đưa nhà máy xử lý rác tại Thung Đám Gai vào hoạt động. Đồng thời, tỉnh Hoà Bình cũng đang thúc đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh tại đồi Gốc Đa, xã Yên Mông, TX Hoà Bình để sớm đưa bãi này vào hoạt động vào giữa năm 2008.

 - Các thị trấn, thị tứ và các huyện mặc dù một số tỉnh đã QHXD các bãi chôn lấp CTR, nhưng vẫn chỉ ở mức xác định vị trí, mà chưa quy hoạch xây dựng hoàn chỉnh do thiếu kinh phí nên CTR tại các huyện và vùng nông thôn vẫn chưa được thu gom và xử lý theo quy định. Lượng CTR không nhỏ vẫn phát tán ra môi trường trên địa bàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

 - Hiện nay trên toàn lưu vực có tới 159.301 các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các nhóm ngành khác nhau. Theo định hướng quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến 2010, tầm nhìn đến 2020, toàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy có tới 49 KCN với diện tích 12.678 ha, 106 CCN 2650 ha và khoảng 1400 cơ sở y tế khác; 550 làng nghề trong đó có 135 làng nghề truyền thống và 415 làng nghề mới. Đây cũng nguồn phát sinh chất thải nước thải, CTR và khi thải nguy hại, nếu không quản lý tốt các loại chất thải này, đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế – xã hội toàn lưu vực. Hiện nay lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh trên toàn bộ lưu vực sông Nhuệ - Đáy là 157.060 tấn/năm 430 tấn/ngày; trong đó riêng khu vực TP. Hà Nội, Hà Tây lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh là 114.070 tấn/năm 312 tấn/ngày chiếm tỷ lệ 72,5%.

Bảng 2 .Dự báo lượng CTR công nghiệp phát sinh đến năm 2020 và tại các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ-Đáy

Năm 2007

Năm 2020

Năm 2030

Tổng lượng

CTR CN

CTR CN

loại

nguy hại

Tổng lượng

CTR CN

CTR CN loại

nguy hại

Tổng lượng

CTR CN

CTR CN loại

nguy hại

1

Hà Nội

233.600

88.700

373.760

141.920

490.560

186.400

2

Hà Tây

66.800

25.370

106.880

40.592

140.280

53.300

3

Hoà Bình

8760

3.320

14.016

5.312

18.400

7.000

4

Hà Nam

23.500

8.940

37.600

14.304

49.350

18.750

5

Nam Định

52.630

20.000

84.208

32.000

110.523

42.000

6

Ninh Bình

28.250

10.730

45.200

17.168

59.325

22.540

413.540

113T/ngày

157.060

430,3T/ngày

661.664

1812T/ngày

251.296

690T/ngày

868.438

2380T/ngày

329.990

900T/ngày

Dự báo đến năm 2020, lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh trên toàn bộ lưu vực là 151.296 tấn/năm 690 tấn/ngày; trong đó riêng khu vực TP. Hà Nội, Hà Tây lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh là 182.512 tấn/năm 500 tấn/ngày chiếm tỷ lệ 73,0%. Đến năm 2030, lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh trên toàn bộ lưu vực là 329.990 tấn/năm 900 tấn/ngày; trong đó riêng khu vực TP. Hà Nội, Hà Tây lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh là 239.700 tấn/năm 656 tấn/ngày chiếm tỷ lệ 72,8%. Hiện nay, lượng CTRYT nguy hại phát sinh trên toàn bộ lưu vực sông Nhuệ - Đáy là 9,73 tấn/ngày và đến năm 2030 là 20,4 tấn/ngày.

Trong thành phần CTR công nghiệp có tới 38% là chất thải công nghiệp loại nguy hại. Đó là các chất thải có chứa thành phần kim loại nặng, các chất dung môi, thuốc bảo vệ thực vật, các hợp chất hữu cơ, dung môi bạc, các chất tẩy rửa, sơn, keo, dầu mỡ thải... cần được xử lý an toàn bằng các phương pháp đặc biệt. Tuy nhiên, toàn bộ lưu vực sông Nhuệ Đáy chỉ có khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại duy nhất đặt tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, H.Sóc Sơn, Hà Nội URENCO tại Hà Nội hiện có 2 lò đốt CTNH công nghiệp với công suất 150 kg/giờ và 100 kg/giờ.

3. Đề xuất giải pháp quy hoạch quản lý CTR lưu vực sông Đáy

a. Đối với CTR sinh hoạt

- Xử lý chất thải hữu cơ bằng phương pháp chế biến phân compost

- Xử lý bằng chôn lấp các chất trơ.

- Xử lý tái chế các thành phần kim loại, giấy, thuỷ tinh,.....

- Xử lý đốt chất thải nguy hại

Các phương thức xử lý khác: ví dụ công nghệ seraphin, hydromex,....

Có thể thấy rằng xử lý chất thải hữu cơ bằng phương pháp chế biến phân vi sinh; thu hồi, tái chế phế liệu được xem là các giải pháp ưu tiên trong hoạt động quản lý CTR sinh hoạt tại các đô thị thuộc lưu vực sông Đáy.

Cần áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp tiến tới không chôn lấp trong xử lý CTR tại các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác định vị trí, quy mô và công suất các công trình; công nghệ áp dụng đối với các công trình xử lý CTR lưu vực sông Nhuệ - Đáy như sau:

* Tại khu vực Hà Nội, Hà Tây: Hà Nội đã có Khu Liên hiệp xử lý CTR số 1 tại Sóc Sơn, Đông Anh Hà Nội. Mặt khác tại TP Sơn Tây đã có khu xử lý CTR Xuân Sơn, công nghệ Seraphin do Việt Nam thiết kế, chế tạo. Cần đầu tư nâng cấp xây dựng khu xử lý CTR này, nâng cấp từ quy mô vùng tỉnh thành quy mô vùng liên tỉnh để xử lý CTR cho khu vực phía Tây của Hà Nội, TP Hà Đông, TP Sơn Tây và tỉnh Hà Tây.

* Tại Hoà Bình: Không nên tập trung đầu tư xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh với quy mô  lớn như hiện nay. Chỉ nên xây dựng bãi chôn lấp với quy mô nhỏ khoảng 5 ha để chôn lấp CTR loại vô cơ và phế thải xây dựng. Có thể sử dụng các loại phế thải xây dựng để đổ nền và sản xuất VLXD, tiến tới áp dụng công nghệ không chôn lấp. Như vậy, các hoạt động ưu tiên cho xử lý CTR tại TX Hoà Bình là đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân compost, khu thu hồi tái chế phế liệu, chuyển lò đốt CTR Y tế đang có tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh về đây để xử lý toàn bộ CTR Y tế cho tỉnh Hoà Bình.

* Các đô thị cấp tỉnh lỵ còn lại như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình cần tập trung đầu tư  xây dựng nhà máy sản xuất phân compost, khu tập trung thu hồi, tái chế phế liệu, lò đốt CTR Y tế,.... cố gắng áp dụng công nghệ, hạn chế chôn lấp tiến tới áp dụng công nghệ không chôn lấp để xử lý toàn bộ CTR phát sinh tại các đô thị này.

b. Quy hoạch vùng liên tỉnh quản lý CTR công nghiệp

Trong thành phần CTR công nghiệp có tới 38%

Không kể khu xử lý CTR công nghiệp hiện có tại Nam Sơn, H.Sóc Sơn Hà Nội, lưu vực sông Nhuệ - Đáy sẽ có 2 khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại khác:

- XD khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại mang tính chất liên vùng để xử lý CTR công nghiệp cho khu vực phía Tây của Hà Nội và tỉnh Hà Tây, tỉnh Hoà Bình. Vị trí lựa chọn tại khu xử lý CTR Xuân Sơn, Sơn Tây;

- XD khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại mang tính chất liên vùng để xử lý CTR công nghiệp cho 3 tỉnh: Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.

4. Kết luận và kiến nghị

a. Kết luận

* Lưu vực sông Nhuệ - Đáy là một trong 3 lưu vực hệ thống các sông Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu do nước thải và chất thải rắn chưa được quản lý tốt và đúng quy cách; xử lý CTR bằng biện pháp chôn lấp tỏ ra kém hiệu quả gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do vậy đề tài quy hoạch quản lý CTR tại các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy là cần thiết, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn.

* Quy hoạch quản lý chất thải rắn là quy hoạch chuyên ngành xây dựng. Đề tài đã tiến hành điều tra khảo sát tại 6 tỉnh/TP thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy, nhằm tìm ra những bất cập và tồn tại tại các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy; trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài. Những cơ sở đó là:

1 Điều tra và đánh giá thực trạng quy hoạch quản lý CTR tại các đô thị thuộc thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy,

2 Cơ sở pháp lý đặc biệt là Nghị định số 59 về Quản lý CTR và Thông tư số 13 về Quy hoạch quản lý CTR;

3 Đặc điểm thành phần và tính chất của CTR;

4 Dự báo lượng CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTRYT phát sinh;

5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quy hoạch quản lý CTR cũng như các yêu cầu trong công tác quy hoạch quản lý CTR đối với thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

 * Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu ở chương 2, với quan điểm tiếp cận khoa học hợp lý, tác giả đã đề xuất quy hoạch quản lý CTR cho các đô thị tỉnh, lỵ thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Bao gồm:

- Quy hoạch quản lý CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, y tế và làng nghề từ thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn có chú trọng tới khâu tái chế, thu hồi tài nguyên, áp dụng các công nghệ hạn chế chôn lấp tiến tới áp dụng công nghệ không chôn lấp góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Hiện nay, các điểm tập trung các thùng rác điểm cẩu rác chưa đạt được thiết kế và chưa có trong nội dung của hồ sơ quy hoạch. Do vậy, các thùng rác hiện nay là xe đẩy tay 3 bánh thường đặt dưới lòng đường, thu hẹp lòng đường xe chạy, gây ách tắc giao thông, và làm mất mỹ quan đô thị. Đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch xây dựng các điểm tập trung CTR điểm cẩu rác; các yêu cầu về diện tích đất, các nguyên tắc quy hoạch xây dựng các điểm tập trung chất thải rắn đối với các khu đô thị cũ, khu đô thị mới trong hệ thống thu gom tập trung CTR đô thị.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: giải pháp này tỏ ra hiệu quả, tránh được ách tắc và tai nạn giao thông, đảm bảo mỹ quan đô thị.

- Đề tài cũng đã xác định vị trí, quy mô, công suất của khu xử lý chất thải rắn mang tính chất liên vùng: vùng liên tỉnh và vùng tỉnh; cũng như xác định vị trí, quy mô, công suất của từng công trình xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt, CTR công nghiệp, y tế và làng nghề; lựa chọn công nghệ xử lý CTR có chú trọng tới công nghệ không chôn lấp phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất các cơ chế chính sách, các giải pháp tài chính và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTR lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

* Dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 3, đề tài đã nghiên cứu ứng dụng cụ thể cho TX Phủ Lý - đô thị cấp tỉnh lỵ của tỉnh Hà Nam; trên cơ sở đó có thể nhân rộng  và áp dụng cho các đô thị khác có điều kiện tương tự.

 b. Kiến nghị

- Để công tác thu gom phân loại CTR tại nguồn đạt hiệu quả, chính quyền các địa phương cần đầu tư đủ trang thiết bị, đặc biệt là thiết bị lưu chứa và vận chuyển CTR.

- Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác quy hoạch quản lý CTR

- Chính quyền các địa phương cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế thamn gia tích cực vào các hoạt động quản lý CTR, đặc biệt là khâu thu gom, phân loại, tái chế CTR thu hồi và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

- Sự phối hợp và giải quyết đồng bộ giữa chính quyền các địa phương trong quy hoạch quản lý CTR là yếu tố nền tảng, đảm bảo thành công trong công tác quy hoạch quản lý CTR lưu vực sông Nhuệ - Đáy, bảo vệ môi trường nước sông.

   

Nguồn: TC Xây dựng, số 6-2008

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)