Các đô thị đang biến đổi: Một cuộc chuyển hoá toàn cầu chưa từng có

Thứ tư, 25/06/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thế giới đang trải qua một biến chuyển mang tính toàn cầu. Chỉ riêng tại các nước đang phát triển, dự báo diện tích xây dựng đô thị sẽ tăng thêm 400 ngàn km2 vào năm 2030. Con số này bằng tổng diện tích đất đô thị của toàn thế giới năm 2001. Như vậy trong 20 năm tới chúng ta sẽ xây dựng thêm cả một thế giới đô thị. Riêng Trung Quốc sẽ xây thêm khoảng 65 ngàn km2 đất đô thị, hay 16% trong số 400 ngàn km2 đó

Cung cách mà các nước đang phát triển đô thị hoá sẽ có các tác động to lớn đến tương lai của thế giới. Ví dụ, nếu các nước đang phát triển đô thị hoá theo mô hình của các nước đã phát triển thì “Dấu ấn sinh thái” sẽ bằng 4 lần Trái đất. Hiện nay, các đô thị của thế giới thải ra 80% tổng lượng khí thải toàn cầu gây hiệu ứng nhà kính GHG.

Bên cạnh đó, rõ ràng đô thị hoá là yếu tố then chốt tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Hiện nay 75% tổng sản phẩm của nền kinh tế toàn cầu được sản xuất ở các đô thị. Tại nhiều nước đang phát triển, sản phẩm do các đô thị tạo ra đã vượt quá 60% tổng sản phẩm quốc gia. Ví dụ, GDP của hai đại đô thị ở Brasil là Sao Paulo và Rio de Janeiro đã vượt qua GDP của toàn bộ bốn quốc gia Andeas gồm Bolivia, Peru, Columbia, Ecuador. Vùng đại đô thị Băng Cốc chỉ có khoảng 19% dân số Thái Lan, nhưng có tổng sản phẩm chiếm khoảng 40% thu nhập quốc dân của Thái Lan. Ngoài ra, từ năm 1970 đến năm 1996 tỉ trọng dân số đô thị trong tổng dân số tại các nước đang phát triển và các nước kinh tế chuyển đổi không ngừng tăng. May mắn là mức tăng dân số đô thị này cũng đi kèm theo mức tăng thu nhập tính theo đầu người, ngoại trừ ở khu vực Sub-Sahara Châu Phi. Nhìn chung, tăng trưởng thu nhập tính theo đầu người đi đôi với mức độ đô thị hoá; đặc biệt các nước có khu vực dịch vụ lớn sẽ trở thành phát triển hơn.

Phát triển đô thị bền vững có khả năng đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế quốc gia; đó là do hiệu ứng kinh tế hợp khối sẽ dẫn đến các đổi mới giữa các ngành và liên ngành; từ đó sẽ sản sinh ra rất nhiều cơ hội đa dạng cho hàng trăm triệu người tự mình thoát ra khỏi tình trạng nghèo. Thách thức đối với chúng ta ở đây là phải tiếp tục kiểm soát được các cơ hội do đô thị hoá mang lại trong tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Đồng thời chúng ta cũng phải làm giảm nhẹ những tác động tiêu cực mà đô thị hoá nhanh mang lại đối với kinh tế, xã hội, và môi trường. Thách thức này vừa là thách thức đối với thế giới vừa là thách thức đối với Việt Nam, một quốc gia đang có tốc độ tăng dân số đô thị nhanh nhất thế giới. Hiện nay mỗi năm Việt Nam tăng thêm 1 triệu dân đô thị và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Trên thực tế, khu vực Đông Á sẽ có thêm 500 triệu dân đô thị trong 20 năm tới - đây là một tốc độ đô thị hoá chưa từng có trong lịch sử thế giới.

Từ năm 200, Ngân hàng Thế giới đã đề ra một chiến lược phát triển đô thị bền vững. Theo chiến lược này Ngân hàng Thế giới có mục đích cao nhất đối với khu vực đô thị là:

Thúc đẩy phát triển bền vững các đô thị lớn nhỏ nâng cao chất lượng sống của cư dân, đặc biệt cải thiện cuộc sống của người nghèo và thúc đẩy công bằng - đồng thời đóng góp vào phát triển cả nước nói chung.

Chiến lược trên của Ngân hàng Thế giới được hỗ trợ bởi bốn chân kiềng sau:

Hỗ trợ đời sống: Chất lượng sống lịch sự cho tất cả mọi người, bao gồm các tiêu chuẩn sống cơ bản cho người nghèo, giảm nghèo và giảm sự không công bằng, môi trường lành mạnh, không khí và nước sạch, xử lý chất thải; an toàn và an ninh gồm giảm tỷ lệ tội phạm, bạo hành và các tác động của hiểm hoạ thiên tai; hoà hợp của mọi nhóm người trong xã hội đô thị, gồm phụ nữ và người thiểu số; bảo tồn di sản văn hoá.

Khả năng cạnh tranh nhằm tăng năng suất và sản phẩm của các đô thị, việc làm đa dạng, đầu tư và thương mại để đáp ứng các cơ hội thị trường.

Chính quyền đô thị tốt: Nhằm đảm bảo tính chịu trách nhiệm và tính minh bạch, các dịch vụ của đô thị phải có hiệu quả về giá thành, và các cơ quan chính quyền đô thị phải tận tình.

Khả năng tài chính: Thực hiện quản lý tài chính tốt tại cấp địa phương, hoà hợp xã hội sẽ được thực hiện nếu người sử dụng dịch vụ đô thị trả đúng giá và chính quyền đô thị có độ tin cậy về tài chính. Trong trường hợp này, chính quyền đô thị mới có khả năng tiếp cận các thị trường tài chính và vốn.

Ngân hàng Thế giới đưa ra nhiều công cụ cho các Chính phủ để họ cụ thể hoá chiến lược này trong phát triển đô thị bền vững. Trong trường hợp Việt Nam, Việt Nam đã có được các lợi thế của các chiến lược phát triển đô thị quốc gia và các chương trình nâng cấp đô thị nhằm trợ giúp cho người nghèo có cuộc sống tốt hơn. Các Chiến lược Phát triển Đô thị CDS nhằm hỗ trợ khả năng cạnh tranh của các đô thị, trợ giúp kỹ thuật và trợ giúp Hiệp hội Đô thị nhằm cải thiện khả năng quản lý và độ tin cậy về tài chính. Trong một vài lĩnh vực như nâng cấp khu nghèo đô thị, Việt Nam đã được công nhận là hoàn thành suất sắc.

Phát triển đô thị, nói đúng hơn là phát triển đô thị bền vững, sẽ tiếp tục là một trong các thách thức hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và tiếp tục là một công tác quan trọng ở Việt Nam. Nhưng một điều cũng rất quan trọng là chúng ta cần phải cùng nhau suy nghĩ xem làm thế nào để chúng ta có thể nhân rộng các cố gắng của chúng ta để đạt được một tác động lớn hơn thông qua các biện pháp tổng hợp nhằm phát triển đô thị bền vững.

Để tiến tới mục tiêu đó, Bộ phận Đô thị của Ngân hàng Thế giới ở Đông Á, đang, đang tiếp tục làm việc để có các sản phẩm mới. Một trong các sản phẩm là cách tiếp cận Eco2 Cities Đô thị sinh thái. Hiện nay nó mới chỉ đang được hình thành về nguyên lý, nhưng Eco2 Cities có thể sẽ thúc đẩy các đô thị sinh thái như các đô thị kinh tế. Điều này đòi hỏi phải có thay đổi cơ bản trong cách thức mà chúng ta vẫn thường làm trong quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị để tìm ra các mô hình đô thị hoá tổng thể, vừa bền vững về môi trường vừa bền vững về xã hội, vừa hiệu quả về kinh tế.

Phương pháp Eco2 Cities sẽ kết hợp các biện pháp chính sách và chế tài với đầu tư hạ tầng chiến lược và các kích thích tài chính để hỗ trợ các đô thị bền vững về môi trường và xã hội và hiệu quả về kinh tế. Sáng kiến Eco2 Cities đang triển khai một khung phân tích và tác nghiệp để tìm ra các cách tiếp cận tổng thể tới các phương pháp phát triển đô thị bền vững về môi trường và kinh tế. Khung này sẽ kết hợp: i Lồng ghép các biện pháp về chính sách, thể chế và chế tài trong quy hoạch đô thị là lồng ghép quản lý hạ tầng với sự tham gia của các doanh nghiệp dân doanh; ii Đầu tư phối hợp vào các hệ thống hạ tầng chủ chốt; iii Các giải pháp tài chính có tính sáng tạo và các cơ chế khuyến khích Ví dụ như tài chính Carbon, DPI, ect.

Eco2 Cities sẽ được đưa ra trong ba giai đoạn:

- Giai đoạn một sẽ là chuẩn bị khung phân tích và tác nghiệp cho một mô hình làm việc mới.

- Giai đoạn 2 sẽ áp dụng khung đó thí điểm ở một đô thị, chọn trên cơ sở nhu cầu.

- Giai đoạn 3 sẽ là thể chế hoá cách tiếp cận mới này ở một số quốc gia.

Ngân hàng Thế giới mong muốn tìm hiểu Chính phủ Việt Nam về việc áp dụng cách tiếp cận đổi mới này trong phát triển đô thị bền vững.

Vì vậy Chiến lược rõ ràng của Ngân hàng Thế giới là trợ giúp phát triển đô thị bền vững và các yếu tố chính là hỗ trợ đời sống, tính cạnh tranh, quản lý tốt và quản lý tài chính tốt vẫn còn có hiệu lực, nhưng mọi người đều nhất trí là cần triển khai các phương tiện mới để trợ giúp cho các Chính phủ trong phát triển đô thị bền vững - các cách tiếp cận tổng hợp trợ giúp chính sách và chế tài cũng như các khoản đầu tư cụ thể mà có thể kích thích được đầu tư tư nhân.

Ngân hàng Thế giới hân hạnh chào đón cơ hội đó và sẵn sàng đối thoại tiếp về phát triển đô thị bền vững với các cơ quan Nhà nước và đối tác phát triển ở Việt Nam.

Nguồn: Bài tham luận của Hoonae Kim - Trưởng phòng Phát triển Bền vững - Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam  tại Hội thảo "Phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam", tháng 4/2008

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)