Thủ Thiêm: Khu trung tâm đô thị mới vượt sông Sài Gòn

Thứ tư, 28/05/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Tương tự nhiều Thành phố khác trên thế giới như Paris, London, Amsterdam, Moscow, Hamburg, Mexico, Tokyo, Seoul, Thượng Hải... Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phát triển vượt sông để quy hoạch song song với các khu chức năng bố trí dọc theo sông Sài Gòn hiện nay.

I - Tổng quan

Theo Nghị quyết 20 của Bộ Chính Trị: “Đến năm 2010, để TP HCM trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của khu vực, cần xây dựng TP HCM thành Thành phố Xã hội Chủ nghĩa, văn minh, hiện đại, phát huy vai trò của Thành phố đối với cả nước, tùng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của khu vực Đông Nam á xứng đáng là Thành phố mang tên Bác”.


Tương tự  nhiều Thành phố khác trên thế giới như Paris, London, Amsterdam, Moscow, Hamburg, Mexico, Tokyo, Seoul, Thượng Hải... Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phát triển vượt sông để quy hoạch song song với các khu chức năng bố trí dọc theo sông Sài Gòn hiện nay.


Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm sẽ giữ mối liên kết thường xuyên đối diện với Q1, Q4, Quận Bình Thạnh qua sông Sài Gòn đang trong quá trình cải tạo nâng cấp.

Cả 2 trung tâm cũ và mới hợp lại sẽ trở thành một trung tâm hoàn chỉnh của Thành phố.

Càng ngày người Châu á càng nhận thức được rằng, nếu chỉ dựa vào lĩnh vực sản xuất thì chưa đủ để duy trì sự phát triển bền vững. Tại “trung tâm” các Thành phố Châu á,  tỷ lệ dịch vụ trong nền kinh tế cũng gia tăng. Những nước Châu á giàu nhất là những nước hiện đang có khu vực dịch vụ phát triển nhất.

Hồng Kông ngày nay là Thành phố của những ngành dịch vụ như tài chính, marketing và thiết kế. Hồng Kông đã và đang là trung tâm quản lý vốn và bán lẻ. Hồng Kông đã chuyển đổi từ  một Thành phố cảng tự do thành một trung tâm tài chính, và bây giờ là một trung tâm buôn bán ngoại tệ Châu á chuyên về thương mại trung gian.

Singapore là trung tâm hàng đầu về nghiên cứu công nghệ, thu hút nhiều công ty sản xuất và dịch vụ trên toàn thế giới, đồng thời giữ vai trò trung tâm lưu chuyển thông tin và quản lý trên toàn thế giới. Singapore tự  tiếp thị là thành phố đầu não cho các công ty hoạt động vươn tới tận ấn Độ và Trung quốc. Quốc gia này cũng đang cạnh tranh quyết liệt với Hồng Kông trong cuộc chạy đua để trở thành trung tâm truyền thông  vệ tinh trong khu vực. Singapore đang cố gắng huy động cao nhất để giành được một vị trí là trung tâm của Châu á về kỹ thuật thông tin và môi trường.

Thái Lan muốn biến Bangkok thành đầu mối giao thông vận tải và tài chính. Ví dụ kế hoạch biến Bangkok của Thái Lan thành trung tâm tài chính khu vực đã dẫn đến việc cấp giấy phép cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Bangkok cũng đang cạnh tranh mạnh mẽ với Hồng Kông và Singapore.


Ngay cả đối với Trung Quốc, vốn hầu như lệ thuộc vào khu vực sản xuất, người ta hy vọng rằng giai đoạn tăng trưởng tiếp theo sẽ được biểu tượng bằng những nhà cao ốc chọc trời thuộc khu trung tâm Thượng Hải, Phố Đông chứ không phải là những nhà máy thấp nhỏ nằm rải rác quanh vùng ngoại ô Thành phố. Có một vài bằng chứng cho thấy những “đặc điểm chuyên môn hoá” đang xuất hiện ở những Thành phố cực lớn như Thượng Hải.


Ở Thành phố  Hồ Chí Minh  “Mục tiêu là xây dựng Thành phố trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam á,  hướng tới: Thành phố có tầm vóc quốc tế Internetional City, Thành phố toàn cầu Global City, Thành phố sống tốt và phát triển bền vững”.
 

II - Khu trung tâm mới Thủ Thiêm:

Thành phố Hồ Chí Minh có tầm vóc  quốc tế hoặc toàn cầu cần phải có khu lõi trung tâm đồng nhất vững chắc Strong Core Identity

Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm sẽ giữ mối liên kết thường xuyên với trung tâm hiện hữu Q1, Q4, Quận Bình Thạnh đối diện qua sông Sài Gòn, đang trong quá trình “tái tạo” regeneration. Cả 2 trung tâm cũ và mới hợp lại sẽ trở thành trung tâm hoàn chỉnh của Thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh có tầm vóc quốc tế hoặc toàn cầu cần phải có khu lõi trung tâm đồng nhất vững chắc Strong Core Identity.

Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm sẽ giữ mối liên kết thường xuyên với trung tâm hiện hữu Q1, Q4, Quận Bình Thạnh đối diện qua sông Sài Gòn, đang trong quá trình “tái tạo” regeneration. Cả 2 trung tâm cũ và mới hợp lại sẽ trở thành trung tâm hoàn chỉnh của Thành phố.

II - Khu trung tâm mới Thủ Thiêm:

Thành phố Hồ Chí Minh có tầm vóc  quốc tế hoặc toàn cầu cần phải có khu lõi trung tâm đồng nhất vững chắc Strong Core Identity

Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm sẽ giữ mối liên kết thường xuyên với trung tâm hiện hữu Q1, Q4, Quận Bình Thạnh đối diện qua sông Sài Gòn, đang trong quá trình “tái tạo” regeneration. Cả 2 trung tâm cũ và mới hợp lại sẽ trở thành trung tâm hoàn chỉnh của Thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh có tầm vóc quốc tế hoặc toàn cầu cần phải có khu lõi trung tâm đồng nhất vững chắc Strong Core Identity.

Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm sẽ giữ mối liên kết thường xuyên với trung tâm hiện hữu Q1, Q4, Quận Bình Thạnh đối diện qua sông Sài Gòn, đang trong quá trình “tái tạo” regeneration. Cả 2 trung tâm cũ và mới hợp lại sẽ trở thành trung tâm hoàn chỉnh của Thành phố.

 

Theo thiết kế Quy hoạch của Sasaki Associates, Inc Mỹ. Thủ Thiêm được chia thành 5 khu vực, bao gồm: Khu lõi trung tâm, Khu đa chức năng Đại lộ Đông - Tây, Khu dân cư phía Bắc, Khu dân cư phía Đông và Khu ngập nước phía Nam.


1 - Khu lõi trung tâm: Khu lõi tại Thủ Thiêm sẽ là trung tâm thương mại và tài chính quốc tế của khu đô thị mới, bao gồm các văn phòng cao ốc mật độ cao, các khu thương mại và các khu vực công cộng rộng lớn như: Quảng trường Trung Tâm và công viên vòng cung bờ sông. Khu Lõi là  trung tâm việc làm chính với sự đan xen của những khu dân cư. Sẽ có 40.000 người sinh sống trong khu lõi này, góp phần tạo ra sự sống động cho khu vực này. Khu Lõi liên kết hài hoà với đường hầm Đông Tây, những khu vực văn hoá chủ yếu được giữ lại, Hệ thống phà và hệ thống taxi đường sông được khai thác và có nhà ga Metro.

Những địa điểm nổi bật của khu Lõi trung tâm:

i Trung tâm Thương mại, Dịch vụ, Tài chính và Du lịch chứ không chỉ nên bó hẹp là trung tâm Du khách bao gồm cả khách sạn.

ii Trung tâm Hội nghị quốc tế và Triển lãm.

iii Sân vận động ngoài trời và Nhà thi đấu.

iv Tháp truyền hình cần gắn với trung tâm Viễn thông.

v Khu vui chơi giải trí.

vi Những không gian đan xen  giữa Nhà ở để sinh sống và Văn phòng làm việc.

2 - Khu đa chức năng đại lộ Đông Tây: Là cửa ngõ đi vào Thủ Thiêm từ  Quận 1 lẫn Q 2 và Q9. Đại lộ Đông Tây mang đặc điểm của đường phố đô thị, bao quanh bởi các công trình văn hoá, hành chính, khu công nghệ tri thức, và đan xen với khu dân cư đa chức năng, là điểm nhấn quan trọng cho sự giao lưu của Thủ Thiêm. Có tàu điện ngầm nối với Quảng trường Trung tâm, và nối với ga xe lửa tại Q2.

Những địa điểm nổi bật của khu đa chức năng Đại lộ Đông Tây:

i Viện Bảo tàng Nam Bộ về hướng Tây, Viện Nghiên cứu Y Khoa về hướng Đông.

ii Khu dân cư sinh sống cho 25.000 người.

iii Cần lưu ý xây dựng Trung tâm hành chính  hợp nhất, khu công nghệ tri thức nối kết với Tháp Truyền Hình/Trung tâm Viễn thông để khai thác thuận lợi của siêu xa lộ thông tin nhằm liên kết nhanh chóng với các Thành phố khác trên toàn cầu, bất chấp quy mô và vị trí địa lý, trong thiên niên kỷ này, để trở thành một trung tâm đa tryền thông Multimedia, thực hiện Chính Phủ Điện tử  E-Government .

3 - Khu dân cư phía Bắc: Gần chân cầu Thủ Thiêm.

Những công trình thương mại đa chức năng và mật độ cao hơn sẽ được bố trí theo Đại lộ Vòng Cung. Các công trình dân cư  với nhiều loại hình lô phố đa dạng, cao từ 4-20, dự kiến 50.000 người

4 - Khu dân cư phía Đông: Khu này là sự chuyển tiếp giao thoa giữa Thủ Thiêm, Q2, Q9, chiều cao khoảng 12 tầng, dự kiến có 15.000 người sinh sống.

5 - Khu ngập nước phía Nam: Dành cho  mục đích phục vụ nghỉ ngơi giải trí, được hoà hợp trong cảnh quan châu thổ hiện hữu. Khôi phục Rừng Tràm sẽ được gìn giữ như một phần của văn hoá và sinh thái có đặc trưng Nam Bộ.

Với những cao ốc dự kiến xây dựng tại Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm nêu trên cùng với các cao ốc tương tự của khu trung tâm đô thị hiện hữu Q1, Q4, Quận Bình Thạnh là những công trình tiêu biểu góp phần quan trọng hình thành một “Trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính” “Trung tâm chuyên môn hoá - công nghệ cao” của Khu Vực Đông Nam Á, để thành phố Hồ Chí Minh có “Tầm vóc Quốc tế”.

Tài liệu tham khảo:

1. Đặc điểm tăng trưởng của các Thành phố Châu á  Nathaniel Von Einsiedel, 1998.

2. Thành phố Hồ Chí Minh vươn tới tầm vóc quốc tế ở thế kỷ 21 - Nguyễn Đăng Sơn, 1998.

3. Một số vấn đề về quy hoạch phát triển Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm - Nguyễn Đăng Sơn, 2003.

4. Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Thủ Thiêm-Sasaki Associates, Inc & Viện Quy hoạch Thành phố HCM, 2004.

5.  Kế hoạch đầu tư và tài chính Khu đô thị mới Thủ Thiêm - EDAW, 2006.


Nguyễn Đăng Sơn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô Thị & Phát Triển Hạ Tầng IUSID
Bài đăng Tạp chí KTVN số 10/2007
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)