Tỉnh Long An đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó hai huyện đạt chuẩn NTM nâng cao và một huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; cấp xã có 142 trong tổng số 161 xã đạt chuẩn NTM, trong đó 57 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 11 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Được vay vốn ưu đãi, anh K’San, dân tộc Ê Đê ở xã Đăk Som, huyện Đăk Glong (Đắk Nông) đầu tư trồng cà-phê, mua máy móc phục vụ sản xuất.
Ðể đạt các mục tiêu nêu trên, UBND tỉnh Long An yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM, chú trọng nâng cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét ngay từng hộ gia đình, từng ấp.
Tỉnh đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ và chú trọng thị trường tiêu thụ; nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã và các hình thức liên kết trong sản xuất. Ðồng thời, quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn gắn với phát triển đô thị, nhất là hệ thống đường giao thông, trường học, lưới điện, cơ sở y tế, nước sạch, các thiết chế văn hóa... Tỉnh còn chỉ đạo các địa phương giải quyết hiệu quả việc phân loại rác thải tại nguồn và thực hiện tốt việc thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất... nhằm tạo dựng cảnh quan môi trường nông thôn thật sự xanh - sạch - đẹp.
Hiện, toàn tỉnh Long An có một huyện và 94 trong tổng số 161 xã đạt chuẩn NTM, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc theo hướng khang trang, hiện đại. Hoạt động sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.