Đà Nẵng: Tạo đặc trưng cho cây xanh đường phố

Thứ ba, 03/01/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đô thị Đà Nẵng đang rất nghèo cây xanh đường phố, mới đạt 0,45m2/người. TP quyết định đầu tư 178,5 tỉ đồng để cải thiện tình hình! UBND TP Đà Nẵng vừa thông qua đề án "Phát triển cây xanh đô thị đến 2010" với tổng kinh phí lên tới 178,5 tỷ đồng.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.2150.185' />
Đô thị Đà Nẵng còn rất nghèo cây xanh
Những loại cây được lựa chọn trồng lấy bóng mát gồm sao đen, muồng kim phượng, sấu, viết và muồng tím; các loại cây cảnh quan gồm chẹo, phượng vỹ, cau bụng, cọ dầu, dừa, dương liễu, trúc đào...; cây xanh trên giàn leo như bông giấy, huỳnh anh, hoa chuông, đăng tiêu...
Theo thống kê của Công ty Cây xanh Đà Nẵng, hiện tỷ lệ cây xanh đô thị của TP này mới đạt xấp xỉ 1m2/người, thấp hơn nhiều so với Hà Nội 4,5m2/người và TP.HCM 1,67m2/người; đặc biệt tỉ lệ cây xanh đường phố chỉ mới 0,45m2/người; trong khi tiêu chuẩn cây xanh đô thị của các TP trên 20 vạn dân phải 5m2/người mới đảm bảo chống ô nhiễm môi trường, giữ cân bằng sinh thái.
Cũng theo Công ty Cây xanh Đà Nẵng, sau khi trở thành đô thị loại 1, việc đầu tư cho hạng mục cây xanh trên các tuyến đường, công viên, khu vui chơi ở Đà Nẵng vẫn trong tình trạng thiếu đồng bộ nên sau khi đưa vào sử dụng nhiều năm vẫn chưa có cây xanh che phủ. Cây xanh đường phố ở Đà Nẵng hiện có khoảng 75 chủng loại khác nhau của 26 họ thực vật, nhưng hầu hết là cây tạp như vông đồng, bồ đề, vú sữa, mận, trứng cá... do dân hoặc các đơn vị tự trồng, không phù hợp với cảnh quan của từng loại đường, từng khu dân cư...
Một điểm đáng lưu ý nữa là cây xanh trồng trên đường phố Đà Nẵng còn đơn điệu, chủ yếu trồng theo 1 hàng trên vỉa hè, mang tính rập khuôn như khoảng cách 6 - 7m/cây; chưa có nghiên cứu kết hợp giữa cây xanh với các công trình khác cho từng loại cây; cây xanh trên dải phân cách và đảo giao thông chưa tạo hiệu quả thẩm mỹ. Cây xanh bố trí thẳng hàng cùng với đường dây trên không, hố trồng cây nằm trên các công trình ngầm như công thoát nước, cống cáp điện thoại hoặc các kết cấu cũ của mặt đường... nên rất cảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Đồng thời, trên các tuyến đường nâng cấp, mở rộng trong quá trình chỉnh trang đô thị, các đơn vị tư vấn thiếu nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận dụng hoặc chuyển dịch cây xanh sẵn có trên đường mà phần lớn là chặt hạ, nên cũng làm giảm mật độ che phủ. Chỉ tính từ năm 1998 đến nay, Đà Nẵng đã chặt hạ 4.552 cây xanh, trong đó có khoảng 2.000 cây cổ thụ để phục vụ quá trình nâng cấp mở rộng các tuyến đường và chỉnh trang đô thị.
Để đến năm 2010 có thể đưa 70% đường phố vào diện có cây xanh mang màu sắc, tính chất riêng của từng loại đường phố và đặc trưng riêng của Đà Nẵng, trong hai năm 2006 - 2007, TP sẽ tập trung xây dựng hoàn chỉnh 02 vườn ươm Hoà Thọ và Hoà Ninh để đảm bảo cung cấp đủ cây giống đạt chiều cao 2,5 - 3,0 với đường kính từ 8 - 15cm.
Bên cạnh đó, thành lập cơ quan nghiên cứu về cây xanh đô thị trực thuộc Công ty Cây xanh Đà Nẵng để tham mưu cho UBND TP về lĩnh vực giống và các loài cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của TP. Công bố danh mục các loại cây xanh đô thị được phép trồng hoặc cấm trồng trên địa bàn.
Đồng thời thiết lập vành đai xanh chung quanh TP, đặc biệt chú trọng các tuyến đường ven biển như Sơn Trà - Điện Ngọc, Nguyễn Tất Thành... tạo thành rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát nhằm cải thiện điều kiện khí hậu của vùng ven biển và giúp cây xanh trong nội địa phát triển bình thường.

Nguồn tin: Theo VietNamNet, ngày 01/01/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)