Bộ Xây dựng làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác xây dựng, quản lý đô thị và triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội

Thứ sáu, 26/08/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Chiều 25/8, Bộ Xây dựng đã có buổi làm việc với UBND TPHà Nội về công tác xây dựng, quản lý đô thị và triển khai Quy hoạchchung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (QHC HàNội). Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, cácThứ trưởng Nguyễn Trần Nam, Cao Lại Quang và lãnh đạo các cục, vụ, việnthuộc Bộ. Về phía Hà Nội có Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo, các phóchủ tịch và lãnh đạo các sở, ban, ngành TP.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo nhận định: Trong những năm qua, Bộ Xây dựng đã phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ TP Hà Nội rất nhiều trong quá trình xây dựng, phát triển đô thị và nhất là trong công tác nghiên cứu, lập đồ án QHC Hà Nội. Ngày 26/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt đồ án. Đây là cơ sở quan trọng để Hà Nội triển khai xây dựng, phát triển Thủ đô lên tầm cao mới. “Thành quả đó có vai trò hết sức quan trọng của Bộ Xây dựng” – Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nói.

Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đề nghị: 10 năm tới đây, TP sẽ tập trung thực hiện QHC Hà Nội với nhiều nhiệm vụ to lớn. Thành uỷ có hẳn chương trình công tác về quản lý đô thị trên cơ sở Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ TP trong đó xác định: Tập trung huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quy hoạch. TP sẽ triển khai 12 quy hoạch phân khu, sau đó tiến hành quy hoạch chi tiết các trung tâm lớn, các trục đường phố lớn và triển khai quy hoạch vùng của các huyện. Hà Nội cũng phấn đấu đến năm 2012 hoàn thành quy hoạch và xây dựng 100% các xã theo chuẩn nông thôn mới. Đây là số lượng công việc khổng lồ. Khó khăn chính không phải vấn đề tài chính mà là nguồn nhân lực. Do vậy, Hà Nội rất cần sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương, đặc biệt là Bộ Xây dựng.
 

Để tăng cường thông tin, trao đổi, phối hợp công tác, Hà Nội mong muốn 6 tháng 1 lần, TP Hà Nội và Bộ Xây dựng sẽ có một buổi làm việc việc tập trung. Bên cạnh đó, 2 bên cũng sẽ tăng cường thường xuyên hơn các cuộc trao đổi cấp cục, vụ, chuyên viên…

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao cố gắng của Hà Nội trong việc đưa TP phát triển mạnh mẽ, tạo ra hạt nhân quan trọng đối với sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khi mà điều kiền còn không ít khó khăn.

Bộ trưởng bày tỏ sự tin tưởng: Với bộ máy cán bộ giàu kinh nghiệm, UBND TP Hà Nội sẽ hoàn thành nhiệm vụ được Đảng bộ và nhân dân tin tưởng giao phó.
 

Bộ trưởng cho biết: Hiện nay, Bộ Xây dựng đang khẩn trương hoàn thành dự thảo Nghị định về Quản lý đầu tư phát triển đô thị thay thế nghị định 02/2006/NĐ- CP. Quan điểm của nghị định mới là phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ, kế hoạch hoá phát triển…

Bộ Xây dựng hiện cũng chủ trì biên soạn Luật Đô thị. Tại kỳ họp vào tháng 5/2012, Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự luật này. Nghị định mới và Luật Đô thị được ban hành sẽ hoàn thiện khung pháp phát triển đô thị ở Việt Nam.

Đối với đồ án QHC Hà Nội, Bộ trưởng cảm ơn TP Hà Nội đã hết sức trách nhiệm, thẳng thắn góp ý cho đồ án trong quá trình nghiên cứu. Bộ trưởng lưu ý: Đồ án QHC Hà Nội được phê duyệt cũng mới chỉ là bước đầu. Sắp tới, Hà Nội sẽ phải chủ trì triển khai hàng loạt các quy hoạch chuyên ngành, phân khu và nhất là quản lý theo quy hoạch. Bộ Xây dựng sẽ làm hết sức mình để cùng với chính quyền TP Hà Nội xây dựng thủ đô trở thành đô thị xanh, văn minh, hiện đại, văn hiến.

Đối với vấn đề nhà ở, Bộ trưởng cho biết: Bộ Xây dựng rất muốn phát triển thị trường BĐS đáp ứng khả năng thanh toán, nhà ở xã hội phục vụ các đối tượng không có khả năng tiếp cận nhà ở hàng hoá. Thủ tướng cũng rất đồng tình quan điểm này của Bộ Xây dựng. Thời gian tới, sẽ có ít nhất 7 chương trình nhà ở xã hội. Các chương trình này thành công được hay không phụ thuộc rất nhiều vào địa phương.

Trên cơ sở buổi làm việc nói trên, Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội đã thống nhất đưa ra bản ghi nhớ làm cơ sở phối hợp công tác giữa hai bên.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết: Chủ trương của Hà Nội đối với công tác phát triển đô thị là đi đồng thời “hai chân”. Một mặt, TP chú trọng nâng cấp, chỉnh trang hoàn thiện các KĐT cũ, vừa bảo tồn vừa cải tạo, phát triển tạo thành đô thị trật tự, sạch, đẹp.

Mặt khác, Hà Nội mở các KĐTM với mục tiêu là giãn đô thị lõi ra, đồng thời tăng cường đầu tư chương trình nhà ở, đối tượng phục vụ chính là người thu nhập thấp…

Cũng theo Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, đầu tư hạ tầng đô thị với trọng tâm là hạ tầng giao thông là sẽ mũi đột phá của Hà Nội trong thời gian tới.
 
Theo : Báo Xây dựng điện tử
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)