Vật liệu xây dựng với tái cấu trúc ngành

Thứ sáu, 26/12/2014 13:49
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Với ngành vật liệu xây dựng (VLXD), một ngành mà số lượng nhà đầu tư, số lượng dự án đang vận hành sản xuất lớn đến mức không có số liệu thống kê nào đủ tin cậy. Mặt khác sản xuất VLXD trải dài và rộng khắp mọi miền đất nước với quy mô lớn có, vừa có và nhỏ có cũng rất nhiều, trình độ công nghệ rất khác nhau, năng lực chủ đầu tư lại là sự cách biệt quá lớn, năng lực tài chính, năng lực thị trường và đặc biệt năng lực quản lý cũng không có thước để đo sự khác biệt. Về hình thức sở hữu chủ yếu gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, liên kết, liên doanh. Vậy, trong dòng xoáy tái cấu trúc ngành VLXD, những người vận hành cỗ máy này là ai? Cách thức như thế nào đang là vấn đề gần như bỏ ngỏ mặc dù đâu đó đã có người lên tiếng về vấn đề kêu gọi tái cấu trúc ngành VLXD. Về phương diện Nhà nước, Chính phủ đang tập trung chủ yếu vào tái cấu trúc ngành Ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước. Số lượng doanh nghiệp Nhà nước hiện nay không nhiều và hầu hết đã được cổ phần hóa từ các năm trước. Bước đi, lộ trình tái cấu trúc mà Nhà nước đang chỉ đạo với 2 lĩnh vực trên khá rõ. Bức tranh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cũng đã khá rõ. Phần còn lại của ngành nên suy nghĩ đến điểm yếu, điểm mạnh và có thể giúp gì cho sự phát triển ngành VLXD, có thể không tạo ra bước nhảy lớn mà gọt dần những yếu kém.

Về quy mô toàn ngành, trong đó có các lĩnh vực sản xuất như xi măng, gốm sứ xây dựng, kính xây dựng…Việt Nam hiện nay là nước đứng vào nhất nhì khu vực và đứng top 10 thế giới. VLXD Việt Nam đã đủ sức cung cấp cho nhu cầu xây dựng nội địa và nhiều sản phẩm đã được xuất sang khu vực, ra thế giới. Đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành sản xuất VLXD đã đủ khả năng làm chủ công nghệ, kể cả công nghệ cao…

Trên thế giới, có rất nhiều doanh nghiệp lớn, rất lớn, tầm cỡ xuyên quốc gia nhưng do nhu cầu của sự phát triển lớn hơn, họ vẫn tiếp tục con đường sáp nhập. Nổi bật nhất hiện nay là sự sáp nhập của 2 Tập đoàn sản xuất xi măng lớn nhất nhì thế giới là Lafarge và Holcim. Công cuộc hợp nhất này đang diễn ra và sẽ hoàn thành vào quý I/2015. Với các doanh nghiệp VLXD Việt Nam, sự hợp nhất theo kiểu này là cần thiết, nhưng chủ yếu là ựt nguyện, do sự xích lại gần nhau của các doanh nghiệp, do hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp. Nhà nước cần cổ vũ, có định hướng và chế tài, thậm chí có những trợ giúp, giới thiệu cần thiết, hoặc làm trung gian cho sự hợp tác này. Đây là bước đường sẽ diễn ra thường xuyên, lâu dài nhưng sẽ không diễn ra rầm rộ mà từ từ tường bước.

Bên cạnh việc cần thiết sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp nhỏ, yếu kém thua lỗ… cần có diễn đàn để các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hoạch định chíinh sách, các nhà kinh tế học cùng đóng góp ý kiến, sáng kiến nhằm giúp cho VLXD Việt Nam tiếp tục phát triển đúng hướng và bền vững.

Có một điều dễ nhận thấy là trong muôn vàn doanh nghiệp sản xuất VLXD, có nhiều doanh nghiệp thành công, chưa thật sự thành công, nổi lên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc liên doanh trong lĩnh vực VLXD là những doanh nghiệp rất thành công. Một khía cạnh của tái cấu trúc cần mổ xẻ mô hình đầu tư, quản lý, vận hành sản xuất, hoạt động thị trường của các doanh nghiệp thuộc khu vực này, coi đó là bài học lớn, giúp cho các doanh nghiệp VLXD khác có thể soi rọi, khai thác những kinh nghiệm đúc kết, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp mình. Nếu làm được điều này, sự ảnh hưởng tích cực sẽ đến với các doanh nghiệp như là một bộ phận của công cuộc tái cấu trúc.

Thế mạnh của hầu hết doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực VLXD Việt Nam là vốn, kinh nghiệm, bề dày vận hành thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp Việt Nam, sự thua kém doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu là vốn tự có. Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dùng vay ngân hàng để đầu tư nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải ngân, ảnh hưởng đến tiến độ, cơ hội đầu tư và trả nợ, lãi vay, tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh. Còn về kinh nghiệm, thị trường thì các doanh nghiệp Việt Nam đã tích lũy theo năm tháng được nhiều bài học, xây dựng được nhiều mối quan hệ, phương thức bán hàng, thị phần, thị trường. Có thể đến một thời điểm nào đó sau đầu tư, sự cách biệt khoảng cách ngày càng ngắn dần nhưng khoảng cách nêu trên về hiệu quả, sự bền vững trong sản xuất kinh doanh vẫn còn tồn tại. Trong muôn vàn sự khác nhau, nổi lên vấn đề quản lý. Nếu doanh nghiệp coi việc đổi mới phương thức quản lý là việc quan trọng hàng đầu, là một khoa học tổng hợp, ngày càng phải làm nhiều, trên cơ sở điều kiện của mình thì doanh nghiệp sẽ phát triển, sẽ vượt qua những khó khăn, tiến tới phát triển bền vững. Có nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong ngành đã làm được điều này. Trong số đó phải kể đến Công ty Xi măng Tây đô, có trụ sở tại thành phố Cần Thơ. Đây là doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới quản lý và rất thành công, toàn diện.

Đổi mới quản lý là vấn đề rất cốt lõi hiện nay và nó là một bộ phận quan trọng trong tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp VLXD. Sự đổi mới này rất phong phú, da dạng và phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của từng doanh nghiệp. Đổi mới quản lý doanh nghiệp là bước đột phá đầu tiên của tái cấu trúc doanh nghiệp của ngành, không kể đó là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân.


(Nguồn: Tạp chí Vật liệu xây dựng, số 11/2014)

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)