Tạo lập mạng lưới cộng đồng đô thị và các điểm dân cư mới trong quy hoạch và phát triển đô thị nông thôn ở Việt Nam

Thứ tư, 17/12/2014 08:50
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
1. Sự cầnthiết phải tạo lập các mạng lưới cộng đồng đô thịĐây là một nghệ thuật về văn hóa mới góp phần vào việc xây dựng các cộng đồng dân cư đô thị hiện đại văn minh trong quá trình phát triển mạng lưới dân cư đô thị và nông thôn phù hợp với thực tế nhu cầu phát triển mới của từng cộng đồng dân cư. Nó thể hiện mối quan hệ giữa sự phát triển cộng đồng dân cư đô thị và nông thôn với nơi ở của mình bằng cách đưa ra một cấu trúc xây dựng và phát triển các cộng đồng dân cư mới thích hợp với các hoạt động văn hóa- xã hội hiện đại trong qúa trình phát triển.Quan điểm này đã được hai nhà khoa học Hoa Kỳ là Jackson và Harmanz thuộc Viện đô thị và Học viện Massachusetts công bố năm 2002. Nó được sự quan tâm và hưởng ứng của các nhà khoa học nhằm bổ sung cho các hoạt động văn hóa cộng đồng trong thời kỳ hiện đại và xã hội văn minh. Nó giải quyết các vấn đề quan trọng là tăng khả năng quy hoạch chiến lược thích hợp với sự phát triển của con người nhằm tạo khả năng tổ chức không gian đô thị hợp lý với cuộc sống hiện đại trong quá trình phát triển đô thị.

2. Quan điểm mới về quy hoạch xây dựng phát triển đô thị

Vấn đề quy hoạch xây dựng đô thị khá phong phú, đã có hàng trăm quan điểm mới về lý thuyết quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị mới phù hợp với nghề nghiệp và nơi ở.

a. Thành phố hài hòa

Đây là nội dung phản ánh tương đối toàn diện trong Báo cáo về “Thực trạng các thành phố trên thế giới” của Tổ chức định cư con người tại Hội đồng Liên Hợp quốc (UN- Habitat năm 2008, 2009). Nội dung mới theo tư tưởng phong phú, hài hòa đã được sự quan tâm và ủng hộ của rộng rãi các đại diện các nước tại Liên Hợp quốc. Đây là những vấn đề đối với sự sống mới của con người trên toàn thế giới đã thôi thúc quan điểm sống phù hợp, bền vững, kế thừa các đặc trưng khác nhau của từng dân tộc trên thế giới.

Nói đến thành phố hài hòa là nói đến sự hòa nhập hợp lý giữa các đô thị khác nhau với con người và thiên nhiên, với nơi ở hôm nay và mãi về sau một cách bền vững. Nó không làm giảm thiểu uy tín và đặc trưng của sự phát triển hợp lý giữa môi trường và nơi ở trong các khu dân cư đô thị, nông thôn. Nội dung của nó là sự cần thiết phải đi sâu vào mọi khía cạnh phát triển nhằm đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với các nội dung- hình thức và con người với thiên nhiên trong thời kỳ hiện đại.

Ở Việt Nam đã có nhiều nội dung thiết kế quy hoạch đô thị và các điểm dân cư tương đối hợp lý nhưng đang thiếu đi sự phát triển hàì hòa và bền vững đối với từng địa phương và khu vực trong thời kỳ mới. Nó đang làm giảm uy tín về các chính sách phát triển đô thị hợp lý về môi trường nơi ở của các điểm dan cư…Cần phải đi sâu vào mọi khía cạnh phát triển nhằm đề ra các giải pháp cụ thể, thích hợp với thiên nhiên và con người tại nơi ở mới.

b. Tạo lập mô hình mạng lưới cộng đồng đô thị

Mạng lưới cộng đồng đô thị được cộng đồng quốc tế khá quan tâm, được công bố từ năm 2002 của các nhà khoa học Mỹ. Nó thể hiện mối quan hệ nghệ thuật với cộng đồng dân cư trong các khu ở mới, tăng cường hoạt động văn hóa nghệ thuật trong cộng đồng dân cư trong văn hóa nơi ở gắn với sự phát triển của xã hội đô thị và các khu dân cư mới. Đây là nội dung mới cần có những cwo chế khuyến khích việc tạo lập nên các cộng đồng dân cư tiến tới xây dựng nên mạng lưới cộng đồng đô thị gắn với sự duy trì các đặc trưng văn hóa của các cộng đồng riêng lẻ tạo nên đặc điểm đa dạng của mạng lưới cộng đồng đô thị ở các đô thị và các khu dân cư nông thôn ở Việt Nam.

3. Yếu tố quyết định thành công chu kỳ các dự án xây dựng các đô thị mới và khu dân cư nông thôn

Hầu hết các dự án xây dựng điểm dân cư nông thôn mới được quản lý cứng nhắc nặng về hệ thống kỹ thuật thay vì hệ thống nhu cầu của người ở và sử dụng. Do vậy, Viện quản lý dự án xây dựng Canada đã đưa ra mô hình “Cơ quan quản lý dự án trí tuệ”, trong đó coi nguồn nhân lực là một yếu tố cơ bản trong các chức năng cơ sở của việc quản lý xây dựng dự án, thiết kế và xây dựng. Nội dung trên do ông Adnane Belon thuộc trường Đại học Montral - Canada đề xuất, được sự ủng hộ và ứng dụng trong quản lý dự án ở nhiều nước trên thế giới.

Ở Việt Nam theo dự báo chiến lược đến năm 2020 dân số sẽ lên tới 103 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm 45%, tương đương với khoảng 46 triệu người. Như vậy, trong vòng 5 năm tới sẽ phải xây dựng mới cho khoảng 30 triệu dân số đô thị mới. Đây thực sự là một con số lớn và thách thức với một nước còn nghèo như Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là một bài toán khó phải giải quyết hợp lý về nơi ở và cách ở như thế nào đảm bảo sự bền vững, lâu dài.

Những yếu tố quyết định thành công tại các dự án xây dựng các khu dân cư mới hôm nay có môi trường sạch thì công tác xây dựng và phát triển đô thị phải đổi mới với các khu dân cư hợp lý, có người ở với môi trường sạch và phát huy được sự gắn kết văn hóa nghệ thuật cho mỗi cộng đồng. Những yếu tố phát triển hợp lý cho nơi ở của con người sẽ là tài sản quý của dân tộc, quốc gia trên thế giới. Sự nỗ lực này cần được bắt đầu với những quy hoạch hợp lý và sự khuyến khích tạo lập được môi trường ở bền vững gắn với văn hóa và nghệ thuật của chính cộng đồng đó.

Đô thị và các khu dân cư ở mọi nơi đều cần được xuất phát từ mục đích cho con người và vì con người và cũng do con người xây dựng nên. Bảo vệ sự tồn tại và phát triển các đô thị và các khu dân cư có môi trường trong sạch cũng do con người. Do vậy, chính con người là yếu tố tạo nên tất cả, chỉ cần nhận thức được vấn đề và cùng có trách nhiệm với chính môi trường của chúng ta, sẽ là hy vọng cho sự phát triển lâu dài, bền vững cho đô thị các các khu dân cư.


Theo: Tạp chí Kiến trúc và Xây dựng, số 11/2014

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)