Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc đô thị và nông thôn Hà Nội

Thứ hai, 20/05/2013 11:05
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Song hành với việc phát triển các khu đô thị mới, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di sản kiến trúc cũ của khu của khu vực xung quanh cần được quan tâm đặc biệt. Việc kết nối không gian giữa các khu đô thị cũ, khu làng xóm hiện hữu và các khu đô thị mới cần có những giải pháp cụ thể và hiệu quả, để có sự phát triển đồng bộ và bền vững.

Trên cơ sở đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt , các quy hoạch phân khu, quy hoạhc chung đô thị sinh thái, quận, huyện và quy hoạhc chi tiết được tiếp tục triển khai lập. Cùng với các quy hoạch chuyên ngành, các quy hoạhc trên được phê duyệt sẽ là cơ sở cho việc quản lý, kiểm soát sự phát triển, đồng thời định hướng việc xây dựng cải tạo chỉnh trang các khu đô thị cũ, xuống cấp, các làng xóm hiện hữu và đầu tư xây dựng phát triển các khu đô thị mới một cách đồng bộ.

Khi đầu tư xây dựng các khu đô thị mới cần xem xét đến những yếu tố có tác động đến định hướng bảo tồn, tôn tạo các làng nghề truyền thống, các làng cổ và những công trình kiến trúc như đình, đền chùa…có giá trị lịch sử lâu đời. Bên cạnh đó là việc giữ gìn cảnh quan, phong tục tập quán, văn hoá lối sống…cũng cần được quan tâm.
Một số đề xuất trong quá trình phát triển đô thị, nông thôn mới và bảo tồn các các di tích có giá trị lịch sử, văn hoá.

Cần nghiêm cấm các hoạt động xâm hại, phá huỷ và lấn chiếm àhnh lang bảo vệ của các di tích có giá trị lịch sử, văn hoá. Các hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích phải tuân thủ theo Luật Di sản văn hoá, Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật khác có liên quan…Các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương căn cứ vàoq uy định của văn bản pháp lý để kịp thời đưa ra những quy định để bảo vệ di sản ngay trong quá trình lập quy hoạch. Ngay sau khi di tích được xếp hạng, cần tổ chức bộ máy quản lý di tích có trình độ chuyên môn, phù hợp với tầm vóc di tích, đáp ứng được yêu cầu bảo tồn và phát huy tốt giá trị di tích trong thời gian trước mắt và lâu dài.

Việc lập kế hoạch khảo sát, điều tra cũng như lập quy hoạch các dự án phải tiến hành song song với quá trình vận động cộng đồng dân cư tham gia vào công tác bảo tồn di sản văn hoá tại địa phương. Cần có sự phối hợp liên ngành tham gia xây dựng quy hoạch bảo tồn di tích, giữa cơ quan quản lý các cấp với ácc hội nghề nghiệpm cũng như các nhà chuyên môn. Khi lập đồ án quy hoạch cho các dự án xây dựng mới trong khu vực có di tích lịch sử văn hoá, các đơn vị tư vấn và chủ đầu tư cần có sự phối hợp chặt chẽ ngay từ quá trình lập nhiệm vụ quy hoạch hoặc thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ. Trứơc khi lập quy hoạch xây dựng, cần nghiên cứu sâu mối tương quan về điều kiện tự nhiên và văn hoá, lịch sử. Quy hoạch cảnh quan, quy hoạch hạ tầng gắn liền với quy hoạch bảo tồn, để có được không gian tổng thể hài hoà, hoàn chỉnh.

Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch cũng như việc công bố quy hoạch là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Khi triển khai, dự án cần được công bố rộng rãi trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời với việc phát phiếu ý kiến thăm dò từng hộ dân. Bên cạnh việc công bố quy hoạch, triển lãm, trưng bày là việc phổ biến công khai các thông tin quy hoạch được phê duyệt đến với từng người dân đi đôi với hướng dẫn các thủ tục quản lý, khai thác, sử dụng các công trình.

Ví dụ, việc bảo tồn tôn tạo các vùng sinh thái có cảnh quan đặc biệt như: hồ Suối Hai , vườn quốc gia Ba Vì, vùng sinh thái của sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Đuống… cần sớm có quy chế quản lý xây dựng và khai thác du lịch cho các khu vực này. Đặc biệt, cần có các chế tài áp dụng xử phạt nghiêm khắc và phân cấp quản lý cho từng cấp, ngành…

Các làng nghề, đình, đền chùa có giá trị cần phải bảo tồn cấu trúc vốn có của nó, ví dụ như làng cổ Đường Lâm, làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Trầm…Dưới tác động của quá trình đô thị hoá và sự phát triển kinh tế thị trường, 401 xã của thành phố Hà Nội bị tác động mạnh mẽ. Vì vậy, việc bảo tồn cấu trúc các làng nghề, đình, đền, chùa càng đặt ra cấp thiết, đặc biệt trong chiến lược xây dựng nông thôn mới. Để có sự hài hoà trong phát triển đô thị và nông thôn, cần giải quyết được 3 yếu tố: truyền thống, sự đan xen và sự đổi mới trong bảo tồn.

Phát triển đô thị trong khu vực có di tích lịch sử, cần theo tiêu chí của Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đó là xây dựng ở mật độ thấp , các công trình thấp tầng từ 1- 3 tầng khuyến khích xây dựng theo nhà ở truyền thống. Vì vậy, cần có những mẫu nhà ở điển hình dành cho các hộ dân khi họ có nhu cầu xây dựng. Các mẫu nhà cần được trưng cầu dân ý để thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân và các tiêu chí cho nhà ở nông thôn mới. Các cơ quan quản lý thẩm định và lựa chọn các mẫu điển hình để trưng bày công khai tại UBND các xã, huyện.

Các cơ quan quản lý cấp giấy phép xây dựng, phana cấp giao cho phòng Quản lý đô thị huyện và thanh tra xây dựng từng xã quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở nông thôn. Người dân phải tuân theo một trong những mẫu thiết kế điển hình đã được phê duyệt . Quá trình thi công không được thay đổi hình thức bên ngoài cũng như diện tích xây dựng, chiều cao công trình đã phê duyệt. Không gian bên trong được phép thay đổi để phù hợp với nhu cầu mỗi hộ gia đình. Chú ý quan tâm đến khoảng lùi công trình so với đường giao thông, tránh hiện tượng xây dựng tuỳ tiện, đan xen nhiều kiểu kiến trúc như hiện nay.

Cần có văn bản quy định về chi tiết thiết kế kiến trúc, màu sắc, sự đồng bộ về ngôn ngữ kiến trúc sau quá trình lập quy hoạch. Dân biết, dân làm, dân kiểm tra là yếu tố quan trọng, nhằm tăng cường việc giám sát xây dựng và tác động đến sự thành bại của dự án.

Xưa, nhắc đến nông thôn- làng quê Việt, người ta thường nghĩ đến cây đa, bến nước, sân đình và những ngôi nhà truyền thống giản dị thoáng mát… Và ở đó, người ta có thể tìm thấy một cuộc sống thanh bình, yên ả đến trốn trong những không gian an bình. Nay, cái không khí ấy dường như đang mất dần đi để thay vào đó là những dãy nhà hộp, đường làng, bờ rào được bê tông hoá. Nhiều nếp sống văn hoá cũng như phong cách sống nông thôn đã thay đổi.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình lịch sử văn hoá đan xen với sự phát triển đô thị, nếu không có sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương và sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của cộng đồng dân cư, thì mọi kế hoạch có thể trở thành vô nghĩa. Nếu chúng ta không kịp thời chung sức tiến hành những giải pháp hiệu quả ngay từ bây giờ, thì sẽ khó hình dung ra đô thị mới xen lẫn nông thôn sẽ ra sao?

Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản, một quốc gia phát triển hiện đại nhưng vẫn rất coi trọng vốn văn hoá cổ và những không gian đó được người Nhật hết sức giữ gìn. Ở Pháp, trước khi phát triển đô thị, người ta quy hoạch vùng phụ cận (ngoại ô và nông thôn). Nếu quy hoạch tốt ngoại ô và nông thôn thì sẽ thu hút dân đến sống. Đó là giải pháp mà người Pháp mới thực hiện được trong một thập niên trở lại đây - sau khi họ thấm thía hậuquảtừ sự phát triển quá nhanh của đô thị.

Quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch nông thôn, hãy bắt tay làm ngay trước khi quá muộn…

Nguồn: Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 61/2013.
 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)