Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với đô thị

Thứ năm, 04/12/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thờigian gần đây, trên phạm vi toàn quốc, triển khai nhiều dự án lớn về cải thiệnmôi trường nhằm giải quyết việc thoát nước mưa, xây dựng hệ thống thu gom và xửlý nước thải. Nhờ thế, hệ thống thoát nước tại các đô thị lớn tăng khoảng50-60%, đô thị nhỏ tăng từ 20-40%. Nhiều đô thị đã và đang xây dựng các nhà máyxử lý nước thải như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đà Nẵng, Đà Lạt, Buôn MêThuột, Vùng Tàu...

Tuy nhiên, phần lớn các dự án trên đây được thực hiện bằng nguồn vốn vay của nước ngoài (ODA) và được triển khai với sự tham gia tư vấn chủ yếu từ các công ty tư vấn nước ngoài. Lợi thế lớn nhất từ đây là sự bảo đảm tài chính, kinh nghiệm. Nhưng do xuất phát điểm nghiên cứu, triển khai dự án khác nhau, nhiều cách tiếp cận điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, nên các dự án đã áp dụng nhiều công nghệ thoát nước, xử lý nước thải khác nhau. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đa phương như Dự án vệ sinh thành phố Đà Nẵng, Dự án cải thiện môi trường nước đô thị miền Trung, thường áp dụng công nghệ xử lý đơn giản (hồ sinh học) nhằm mục đích giảm tối thiểu chi phí quản lý vận hành sau khi đưa vào sử dụng. Trong khi đó các dự án sử dụng nguồn vốn song phương phần lớn áp dụng các công nghệ xử lý sinh học cưỡng bức với nhiều phương pháp như lọc sinh học, bùn hoạt tính tuần hoàn truyền thống, mương ô xy hóa...

Với sự quan tâm của Nhà nước, các đơn vị tư vấn trong nước đã tích cực nghiên cứu các công nghệ xử lý quy mô nhỏ, áp dụng cho các mô hình thoát nước dạng phân tán quy mô nhỏ cho các đô thị, đối tượng thải nước nhỏ. Đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện của nước ta.

Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE) là một trong các công ty tư vấn hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và hạ tầng kỹ thuật cho rằng, đối với đô thị nước ta hiện nay có 6 loại công nghệ xử lý nước thải tập trung công suất từ 2.000 tới 10.000m3/ngày thích hợp: chuỗi hồ sinh học (tự nhiên và cưỡng bức), bể lọc sinh học (cao tải, thấp tải), mương ô xy hóa (truyền thống và tăng cường), xử lý sinh học bùn hoạt tính truyền thống (truyền thống và tăng cường), xử lý sinh học bùn hoạt tính kiểu mẻ và xử lý bằng hóa chất.

Theo nghiên cứu của VIWASE kết hợp với nghiên cứu của WB, đối với đô thị có quy hoạch bố trí diện tích đất đủ lớn nên ưu tiên lựa chọn công nghệ xử lý mương ô xy hóa và chuỗi hồ sinh học. Còn đối với các đô thị hạn chế về diện tích đất sử dụng, nên áp dụng công nghệ xử lý bằng hóa chất, bể lọc sinh học và xử lý sinh học bùn hoạt tính kiểu mẻ. Hiện nhiều loại hóa chất sinh học tăng cường hiệu quả xử lý sinh học nước thải đã được áp dụng trong một số công trình xử lý nước thải đô thị. Các hóa chất dạng Biomass sẽ mang lại hiệu quả xử lý tốt hơn, giảm được diện tích xây dựng công trình, đặc biệt đối với các công trình xử lý sinh học như aeroten, bể lọc sinh học…Tuy nhiên cũng cần có đánh giá, tổng kết đầy đủ về công nghệ và chi phí đầu tư, quản lý vận hành để có dữ liệu tổng quan nhất mới có thể triển khai rộng rãi.

Đối với công nghệ thoát thoát và xử lý nước thải phân tán, quy mô từ 50-500m3/ ngày, VIWASE cho rằng các loại công nghệ chi phí thấp như hào thấm, cánh đồng ngập nước, bãi lọc ngầm trồng cây, trạm xử lý nước thải hợp khối AFSB là hết sức cần thiết. Việc lựa chọn các công nghệ này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội cụ thể tại địa phương.



Theo TN&MT

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)