Công nghệ mới nghiền vật liệu: Giải bài toán “khát cát” cho Việt Nam

Thứ hai, 17/11/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Hiện nay, ở nước ta, nhiều công trình giao thông bị chậm tiến độ, thậm chí lỗ do giá cát tăng cao. Cát trong nước khan hiếm nên phần lớn các đơn vị thi công phải nhập từ Campuchia về. Vậy lấy cát ở đâu khi không thể khai thác ở nguồn tự nhiên mãi được? Đó là cả một vấn đề lớn và hóc búa.

Khan hiếm cát xây dựng

Hiện nay, giá cát xây dựng ở Việt Nam tăng cao gần gấp đôi so với giá đá xây dựng. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra ở nước ta. Nguồn cát tưởng chừng như vô tận sẽ không còn dễ dàng khai thác được như trước.  Trong khi đó, mỗi năm phải cần đến khoảng 100 triệu tấn cát để đáp ứng nhu cầu sử dụng 50 triệu tấn xi măng xây dựng (tỷ lệ 1 xi măng 2 cát) của cả nước? Hiện nay, việc khai thác cát ở các sông hồ đang bị nghiêm cấm bởi nó gây sạt lở nghiêm trọng và hậu quá khó lường. Trong khi đó, không phải cát trong tự nhiên sản sinh ra nhanh chóng. Thực tế cát xây dựng khan khiếm đã được cảnh bảo trước đây 5 năm trước tình trạng khai thác quá mức cũng như nhiều con sông ở thượng nguồn bị ngăn lại làm thủy điện.

Nghiền đá thành cát

Đi tìm lời giải cho bài toán "khát cát", ông Nguyễn Quang Chánh, một cán bộ khoa học tại Tp. Hồ Chí Minh, hơn 20 năm gắn bó với nước Nga luôn tìm kiếm những công nghệ mới để đưa về nước nhà. Trước lời cảnh báo về khan hiếm cát xây dựng, ông đã tìm tòi và tiếp cận với công nghệ và thiết bị nghiền ly tâm có tên gọi Titan quay trên "gối đệm không khí"- một phát minh của người Nga đã được ứng dụng trong công nghệ quốc phòng và chế tạo một số chi tiết đặc biệt của tàu con thoi Ouran.

Bản chất của công nghệ này là quay không cần ổ bi (bạc đạn), thiết bị nghiền Roto có thể quay với vận tốc tới 120m/giây bằng gối đỡ không khí, vừa đơn giản lại rất hiệu quả. Đây là nguyên lý nghiền "đá va đập với đá" làm vỡ vụn vật liệu cần nghiền dưới vận tốc quay 120m/giây (nếu dùng ổ đỡ vòng bi thì không thể quay với vận tốc như vậy do giới hạn của chính vòng bi). Công nghệ này của nước Nga đã đi tiên phong trong việc chế tạo máy nghiền ly tâm không dùng ổ đỡ vòng bi mà sử dụng "gối đệm không khí" tiên tiến, rẻ tiền mà đến nay chưa một hãng nào ở phương Tây có thể chế tạo được.

Công nghệ này có thể nghiền tất cả vật liệu đến độ mịn 0,040mm như độ mịn của xi măng cao cấp. Đặc biệt còn được ứng dụng để nghiền đá thành cát nhân tạo và đá dăm có độ tròn như sỏi đạt chất lượng cao để phục vụ các công trình xây dựng.  Cát nhân tạo có những ưu điểm vượt trội so với cát tự nhiên, giúp giảm giá thành xây dựng và chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Hiện nay, thiết bị công nghệ mới này đã được ứng dụng đạt hiệu quả kinh tế cao tại một số công trình thủy điện như Sơn La, Đồng Nai, Sông Tranh, mỏ đá Tân Đông Hiệp (Bình Dường) và một số công ty xây dựng khác. Như vậy, bài toán "khát cát" không chỉ được giải mà còn là một ngành nghề kinh doanh mới mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp Việt Nam.



Theo
ecsme.com.vn
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)