Tăng cường tính cạnh tranh trong công nghiệp xây dựng - Kinh nghiệm từ Đài Loan

Thứ tư, 15/10/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ông Ming Tang - Kao, tốt nghiệp Khoa Xây dựng, trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Đài Loan năm 1975 và tham gia làm việc cho Tập đoàn Pan Asia Corporation từ năm 1987, với tư cách là Trưởng phòng, Phó TGĐ, được bổ nhiệm là Tổng giám đốc từ năm 1988. Kiến thức về công nghiệp xây dựng quốc tế thu được trong thời kỳ đầu công tác đã giúp ông chèo lái con thuyền Công ty trong thời kỳ chuyển đổi hiện đại hoá. Ông Kao rất có kinh nghiệm trong hợp tác quốc tế và bản thân đã tư vấn cho các dịch vụ hợp tác quốc tế lớn như liên doanh, chuyển giao công nghệ, lập Hội đồng minh công nghiệp.... vì thế, Pan Asia có thể xây dựng các hợp đồng phù hợp với các đối tác trong nhiều dự án lớn.

Tại Hội thảo "Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, những kinh nghiệm độc đáo từ Đài Loan", được tổ chức tại Hà Nội ngày 7 tháng 8 năm 2008, Phóng viên Tạp chí Xây dựng đã phỏng vấn xung quanh vấn đề nêu trên.

- Ông có thể vui lòng cho biết diễn biến tình hình cạnh tranh trong công nghiệp xây dựng ở Đài Loan, vào những năm 70, 80 của thế kỷ 20?

- Ông MING TANG - KAO:

Một nền kinh tế lớn mạnh đòi hỏi phải có một nền công nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển để duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Các quan chức của Đài Loan hiểu rõ điều đó và đã cố gắng đẩy nhanh các chương trình phát triển quốc gia ngay cả trong thời kỳ lạm phát cao vào đầu những năm 70. Lúc đó, các nhà thầu và các hãng thiết kế nội địa không thể thực hiện được một công việc khó khăn phức tạp nào ngoài việc biên soạn các hướng dẫn. Chính phủ phải trả giá cho các công ty và hãng quốc tế vì lúc đấy họ đang chiếm lĩnh thị trường và độc tôn trong các điều kiện hợp đồng. Mọi việc trong lúc đó đều rất phân biệt. Các hãng nước ngoài làm qui hoạch và thiết kế, trong khi các chuyên gia hợp đồng và đấu thầu của họ đưa ra các qui tắc đấu thầu quốc tế; các nhà thầu quốc tế đầu tiên khác muốn bảo đảm hợp đồng và thực hiện các công trình xây dựng theo kịch bản của họ. Vì vậy, hay xảy ra trường hợp chủ đầu tư thì hết sức bận rộn nhận các yêu cầu thay đổi và các khiếu nại biện minh cho các sai sót gây ra trước đó, do coi thường một cách kiêu ngạo các yêu cầu của địa phương.

Ở Đài Loan trong 10 dự án xây dựng tầm cỡ quốc gia đầu tiên trong các năm 70, thì 50 - 100% vượt giá thành và kéo dài thời gian xây dựng. Đối với các công trình xây lắp, vì thiết kế và xây dựng phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh doanh ở địa phương.

Thời kỳ đó, chúng tôi phải dựa vào các chuyên gia nước ngoài, chịu rủi ro mà các điều kiện địa phương đã không thể tính toán đến được. Ví dụ, các nhiệm vụ quy hoạch không thể đáp ứng được kỳ vọng, yêu cầu của người sử dụng. Các tiêu chí biên soạn thì sai lệch so với tiêu chuẩn và thực tế của địa phương, sự gây hại đối với môi trường và cộng đồng không được lường và xử lý trước trong quá trình xây dựng, đôi khi đã tạo ra bức xúc và chỉ có các công trình phải trả giá về tiền bạc và thời gian. Chỉ với một nền công nghiệp xây dựng hùng mạnh trong nước, làm nền tảng cho việc thiết lập các hợp đồng để thực hiện công trình mới, có ý nghĩa giúp đạt được hiệu quả xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ở Đài Loan, quá trình đó diễn ra khá lâu và thậm chí những gì diễn ra không thể coi là bài học cho việc cơ giới hoá các phương tiện thi công hiện đại, đòi hỏi đầu tư lớn về nhà xưởng và thiết bị đắt tiền. Nhà thầu Đài Loan lúc đầu rất yếu và nghi ngờ về tác động của công cuộc cơ giới hoá xây dựng và cho rằng dự án cơ sở hạ tầng nên được qui hoạch và xây dựng trên cơ sở sử dụng lao động chân tay là chính, để cho phép nhà đầu tư và công nhân địa phương tham gia vào quá trình phát triển đất nước. Nhưng sau đó họ đã sớm nhận ra rằng, đây là một xu thế không thể cưỡng lại và kỳ vọng của xã hội là chất lượng, an toàn, hoàn hành đúng thời hạn các công trình cơ sở hạ tầng chính là do cơ giới hoá và tự động hoá mang lại, chứ không phải là số lao động được các ngành kinh tế lôi kéo trong một quá trình phát triển kinh tế kéo dài...

Tuy nhiên, vẫn còn các vấn đề cơ bản làm ngáng trở sự phát triển công nghệ: Đài Loan không phải là một thị trường xây dựng lớn; chi phí học hỏi chỉ được chia sẻ không nhiều, bởi cơ hội việc làm ít ỏi của quá nhiều người tham gia thị trường. Nhưng may thay, một số yếu tố được kết hợp một cách hợp lý đã giúp vượt qua những khó khăn ghê gớm này. Trước hết, đó là khát vọng của các cấp lãnh đạo muốn hoạch định những kế hoạch xây dựng quốc gia to lớn, trong một thời gian ngắn đã làm gia tăng đáng kể nhu cầu ở những thời khoảng nhất định.

Mặt khác nhiều sinh viên tốt nghiệp giàu tài năng rời các cơ sở kinh viện để tham gia vào các ngành công nghiệp đã làm dễ đi nhiều công tác chuyển giao khoa học công nghệ, và cuối cùng tinh thần của các doanh nghiệp đã chiến thắng, vì mặc dù nhiều người trong số họ thất bại, sự tự hiệu chỉnh để phù hợp điều kiện lại được tăng lên, vì tự họ thấy cần phải đổi mới công nghệ.

Vì thế, trong bình minh của sự bùng nổ xây dựng lần thứ hai, bắt đầu từ các năm 80, các nhà thầu Đài Loan có vẻ như sẵn sàng và năng lực hơn nhiều đối với các công trình lớn và phức tạp, và các cấp lãnh đạo thì nhận ra rằng: Việc CPH các công ty trở nên đỡ phức tạp vì thị trường tài chính lúc này trở nên hùng mạnh hơn, nhiều công ty đã đứng vững và phát triển do tham gia vào cuộc bùng nổ nhu cầu xây dựng ở Trung Đông và sự phát đạt thịnh vượng của thị trường bất động sản trong nước kéo dài.

Tuy nhiên, các chủ đầu tư công trình quốc gia lại rất tỷ mỷ trong hoạch định chính sách đấu thầu, giải thích trước cho các hãng thầu quốc tế có công nghệ đổi mới, mà chỉ có nhà thầu địa phương là bé nhỏ. Sự bố trí này xem ra có vẻ hợp lý, nhưng cuối cùng thì nhiều hợp đồng ký với các nhà thầu quốc tế đều phải tăng giá, kéo dài thời gian xây dựng và phải giải quyết sự vụ pháp lý phiền toái khác. Các nhà thầu địa phương cũng cảm thấy thất vọng về sự áp đặt này, vì nó mà họ phải chơi với vai trò thứ yếu trong khi người nước ngoài thì tha hồ tự do thực thi quyền hành vì có trong tay kiến thức, kinh nghiệm chỉ của một phần nhỏ tổng giá trị công trình. Trong những kiến thức đó, đáng nghi ngờ nhất là hệ thống quản lý phức tạp tập trung vào kiểm soát và duy trì mọi hoạt động liên quan đến dự án, trong đó có nhiều công trình thấy hôm nay là các hồ sơ không thể tin được. Thêm nữa khoảng cách văn hoá, cảm giác ưu thế, hoặc xem xét mang tính thiên lệch một bên trong làm ăn đã buộc các chủ đầu tư các công trình công phải xem xét và sửa đổi lại chiến lược đấu thầu của mình... Các nhà thầu Đài Loan có lý do để sốt ruột muốn chiếm lĩnh vị trí độc tôn, thậm chí đối với các dự án có tầm cỡ lớn về tài chính. Thị trường nhỏ và tàn nhẫn tới mức trước khi bắt đầu bất cứ một thứ gì, mọi thứ phải sớm kết thúc sau khi xem xét đến lãnh thổ và dân số. Sự thay đổi đó không phải là sự ban tặng từ phía Chính phủ, mà là nó được điều khiển bởi sự cạnh tranh tuyệt đối.

Ví dụ, việc sử dụng nhà xưởng và thiết bị: trước đây đã lâu khi các ngành công nghiệp và các nhà cung cấp nội địa không có nhà máy và thiết bị mà họ chỉ bảo hành và sửa chữa cho người nước ngoài; khi họ có tiền và sự tự tin, họ nhập khẩu các mô hình mới nhất trực tiếp từ các nhà sản xuất. Cuộc tiến hoá không chịu dừng lại chỉ khi Đài Loan thiết kế, sản xuất nhà xưởng và thiết bị phù hợp hơn cho người sử dụng để thay thế nhập khẩu, sự thay thế bao gồm hầu hết những gì thường được dùng trong xây dựng cầu và nền móng công trình.

- Hiện nay các nhà thầu quốc tế hoạt động ở Đài Loan như thế nào?

- Ông MING TANG - KAO:

Hiện nay các nhà thầu quốc tế được phép đăng ký và hoạt động ở Đài Loan theo khuôn khổ của WTO, nhưng trong thực tế họ không còn nắm được ưu thế trong cạnh tranh với nhà thầu địa phương, chỉ có tính bền vững về tài chính mới hỗ trợ sự hiện diện tiếp theo các hoạt động kinh doanh trong một số siêu dự án mà họ sẽ phải nộp những hồ sơ thầu chào giá cực thấp để mạng lại lợi ích cho chủ đầu tư, và cuối cùng là xã hội, tất cả phải nhờ đến một nền công nghiệp trong nước hùng mạnh.

Trong ký ức, các nguyên tắc kinh doanh và thị trường tự do là những yếu tố mang tính chỉ trích đẩy các nhà công nghiệp xây dựng của Đài Loan tới thách thức, bất chấp cái gọi là "tính không thể" để cạnh tranh với các công ty quốc tế khổng lồ với nỗ lực phi thường để thực hiện các công trình hạ tầng. Không có sự ưu ái nào dành cho các nhà thầu địa phương và sự biến thái toàn diện đã phải xảy ra trong một thế hệ, sự bùng nổ xây dựng đã phải đi qua. Điều này hiếm khi thấy trong các nước khác. Là một nhà thầu đã cố tồn tại một cách khắc khổ nhưng đầy tự hào, chúng tôi có thể trao các kinh nghiệm của mình với các bạn để nuôi dưỡng phát triển một nền công nghiệp xây dựng thậm chí hùng mạnh hơn chúng tôi.

- Bằng kinh nghiệm của mình, ông có ý kiến như thế nào về nền công nghiệp xây dựng Việt Nam hiện nay?

- Ông MING TANG - KAO:

Việt Nam có tất cả mọi yếu tố để phát triển một nền công nghiệp xây dựng đầy hứa hẹn của chính mình, một thị trường lớn với các cơ hội kinh doanh đang đến gần để bù vào những  chi phí đắt đỏ cho việc thu nhận kinh nghiệm, sự sẵn có của nguồn nhân lực được đào tạo tốt và thông minh để khai thác những công nghệ xây dựng mới. một số lượng lớn lao động tay nghề cao mong muốn sớm chứng kiến thực hiện nhanh chóng các dự án cơ sở hạ tầng, tất cả tinh thần đó sẽ đóng góp vào một tương lai tươi sáng. Tầm quan trọng của công nghệ xây dựng hiện đại sẽ đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi nền công nghiệp, để làm được điều đó các bạn phải tin tưởng vào các nguyên lý của thị trường tự do, rằng những ai có thể đảm bảo một thoả thuận chuyển giao công nghệ dưới những điều khoản thông minh, với những con người thích hợp, họ sẽ chiếm lĩnh ngôi vị cao trong cuộc cạnh tranh và chính họ sẽ thực hiện được những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng cho công chúng.

Chúng tôi tin tưởng rằng trong tương lai gần, đất nước và phong cảnh tươi đẹp của Việt Nam sẽ được tô điểm bởi vô số các công trình lớn, được khắc hoạ một cách độc đáo bởi chính những thành viên của ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam, và tất cả những ai tham gia quá trình này sẽ tự hào với chính mình.

Nguồn: TC Xây dựng, số 8 - 2008

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)