Tên đề tài: Phân tích đánh giá sự cố các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp Việt Nam.

Thứ ba, 14/10/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mã số đề tài: RD 65 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Hùng, PGS. Trần Chủng. Cơ quan chủ trì thực hiện: Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Bộ Xây dựng. Địa chỉ tài liệu: KQNC.1101.Thư viện KHCN-Bộ Xây dựng.

Mục tiêu đề tài:

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều kiện địa chất thuỷ văn phức tạp, lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn, số ngày nắng nhiều và nhiệt độ cao, đất nước dài và hẹp, suốt dọc chiều dài tiếp giáp với biển, chịu tác động của gió bão và lốc. Do đó mà các công trình xây dựng ở Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh của các yếu tố này.

Về trình độ kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế, tay nghề của đội ngũ cán bộ, công nhân còn yếu kém và không đông nếu so sánh với nhiều nước trên thế giới.

Quá trình xây dựng ở Việt Nam đã và đang diễn ra như một quá trình phát triển tổng hợp, kết hợp giữa lao động thủ công nửa cơ giới, cơ giới hoá và tự động hoá, kết hợp giữa năng lực trong nước với đầu tư của nước ngoài; kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống của dân tộc với các công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Trong bối cảnh quốc tế ngày càng mở rộng, ngành Xây dựng của nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển, cũng như sẽ phải đứng trước những khó khăn và thách thức mới.

Với những đặc điểm về tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội như phân tích ở các phần trên, những sự cố đối với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ở Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn chính như sau:

- Giai đoạn 1: Từ năm 1975 về trước.

Theo số công trình xây dựng có sự cố thống kê được, thì số công trình xây dựng xảy ra sự cố trong giai đoạn này chiếm 5,53%.

- Giai đoạn 2: Từ năm 1975 đến năm 1990.

Nhiều công trình xây dựng trong giai đoạn này bị xảy ra sự cố, theo số liệu thống kê được, thì số công trình xây dựng xảy ra sự cố trong giai đoạn này chiếm 34,04%.

- Giai đoạn 3: Từ năm 1990 đến nay.

Các sự cố công trình xây dựng trong giai đoạn này đã giảm đi nhiều. Theo số công trình xây dựng có sự cố thống kê được, thì số công trình xây dựng xảy ra sự cố trong giai đoạn này là 60,43% phần lớn là những công trình xây dựng trong các giai đoạn trước, đến giai đoạn này mới xảy ra sự cố hoặc khảo sát sửa chữa trong giai đoạn này.

Công tác khảo sát đánh giá nguyên nhân và xử lý các công trình xây dựng có sự cố trong thời gian gần đây được quan tâm hơn, nhưng còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn hạn hẹp. Đặc biệt đối với các khu đô thị cũ như thành phố Hà Nội, việc xây dựng và cải tạo xen kẽ giữa công trình cũ và mới, đã làm cho công trình cũ bị lún, nứt xảy ra rất nhiều.

Các công trình xây dựng có những đặc điểm sau:

- Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, chủ yếu là đơn chiếc, chi phí lớn, thời gian xây dựng dài và thời gian sử dụng lâu.

- Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, cả trong quá trình xây dựng và quá trình sử dụng.

- Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá, nghệ thuật, an ninh, quốc phòng.

- Sản phẩm xây dựng cần thiết cho mọi người, mọi ngành, mọi lĩnh vực.

Những sự cố công trình xây dựng sẽ dẫn đến:

- Gây lãng phí lớn, ảnh hưởng đến kinh tế.

- Khi mắc sai lầm khó sửa đổi.

- Ảnh hưởng đến sinh mạng, tâm lý và đời sống xã hội

- Nếu là công trình trọng điểm còn ảnh hưởng đến an ninh và quốc phòng.

Từ những phân tích trên, thấy rõ việc hạn chế những sự cố công trình xây dựng là cần thiết. Trong giai đoạn hiện nay, sự cố đối với các công trình được xây dựng trong giai đoạn trước và các công trình đang xây dựng vẫn còn xảy ra.

Từ trước đến nay ở nước ta, công việc thống kê và phân loại các sự cố công trình xây dựng phân theo các nguyên nhân chưa được thực hiện thành hệ thống, có quy mô và đầy đủ. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích đánh giá sự cố các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp Việt Nam” là cần thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

1. Thu thập tài liệu về sự cố công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp đã xảy ra.

2, Phân tích nguyên nhân sự cố của từng công trình, tổng hợp theo từng loại công trình và theo nguyên nhân.

3, Đề xuất một số biện pháp nhằm đề phòng sự cố công trình xây dựng.

4. Kiến nghị biện pháp kỹ thuật và quản lý.

Nội dung đề tài:

Chương I: Tổng quan.

Chương II: Thu thập tài liệu và phân loại về sự cố công trình dân dụng và công nghiệp đã xảy ra  ở Việt Nam.

Chương III: Phân tích nguyên nhân sự cố công trình xây dựng.

Nguyên nhân gây ra sự cố do khảo sát.

Nguyên nhân gây ra sự cố do công tác thiết kế.

Nguyên nhân gây ra sự cố do thi công.

Nguyên nhân gây ra sự cố trong khi sử dụng.

Nguyên nhân gây ra sự cố công trình xây dựng nằm ngoài những tiêu chuẩn quy định phi tiêu chuẩn.

Chương IV: Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm đề phòng sự cố công trình xây dựng.

Chương V: Kiến nghị và kết luận.

Kết quả đề tài:

- Đề tài đã đề xuất một số biện pháp về kỹ thuật nằm giảm đến mức thấp nhất sự cố xây dựng xảy ra.

1. Xây dựng đầy đủ một hệ thống các tiêu chuẩn quy phạm về: Khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu và các tài liệu hướng dẫn, chỉ dẫn chi tiết về chế tạo, thí nghiệm vật liệu và cấu kiện. các tiêu chuẩn quy phạm này cần xây dựng trên cơ sở tiếp thu và phát triển hệ tiêu chuẩn quốc tế hay khu vực, có bổ sung các điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tiêu chuẩn cần mở, không nên bắt buộc sử dụng, việc dùng tiêu chuẩn nào là do chủ đầu tư chọn để đảm bảo hoà nhập quốc tế.

2. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật của ngành Xây dựng, bao gồm: Luật, Nghị định, thông tư hướng dẫn, làm cơ sở pháp lý để điều chỉnh mọi hoạt động xây dựng, trong đó có quản lý chất lượng công trình xây dựng.

3. Trước khi đề ra giải pháp kỹ thuật hợp lý, cần bố trí người thực hiện có đủ năng lực.

4. Cần phải xây dựng quy trình sử dụng, duy tu và bảo dưỡng định kỳ cho từng công trình. Nhất là hiện nay đang xuất hiện ngày càng nhiều công trình công nghiệp, văn hoá.

5. Hồ sơ mời thầu cần ghi chi tiết yêu cầu về thiết bị và vật liệu. Cương quyết không thay đổi vật liệu và thiết bị trong quá trình thực hiện gói thầu.

- Đưa ra một số kiến nghị về công tác công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

1. Để công trình có chất lượng cần phải tập trung trách nhiệm cho nhà thầu.

- Nhà thầu chịu trách nhệim về chất lượng sản phẩm khảo sát địa chất công trình, thiết kế kỹ thuật thi công và thi công công trình.

- Cần kéo dài trách nhiệm bảo hành công trình của các nhà thầu, mà không phải giữ tiền trong khoảng 30 năm tương đương với thời gian làm việc của một đời người.

Từng cá nhân của nhà thầu chỉ được làm đúng nghề nghiệp của mình.

2. Tăng cường công tác tư vấn xây dựng và phải hình thành đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp trong các khâu khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng, bảo trì công trình.

3. Hiện có quá nhiều người cộng đồng trách nhiệm khảo sát, thiết kế, tư vấn, giám sát, thẩm định, thi công, sử dụng, nê khi có sự cố không thể quy cho ai. Cần phải quy định rõ trách nhiệm về chất lượng của từng chủ thể trong từng giai đoạn của quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư.

4. Nhấn mạnh trách nhiệm của chủ công trình về chất lượng công trình xây dựng và phải là người có quyền quyết định trong việc chọn thầu, chọn tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn quy phạm của Việt Nam có một số tiêu chuẩn bắt buộc, số còn lại chỉ nên định hướng, không nên bắt buộc, giống như DTV, ACI…

5. Khi giám định cần giám định cả tổn thất về kinh tế, cần nghiêm túc, khách quan xác định trách nhiệm sự cố thuộc về ai.



Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)