Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Thách thức và giải pháp

Thứ ba, 01/07/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Nước sạch & VSMTNT có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khoẻ và sự phát triển bền vững đối với nông dân, nông thôn, nông nghiệp. Để tạo điều kịên cho người dân nông thôn tiếp cận đựơc với nước sạch và điều kiện vệ sinh tốt, Nhà nước và chính quyền địa phương cần phải ưu tiên cải thiện điều kiện cấo nước và vệ sinh cho người nghèo, khu vực nghèo và giải quyết đồng bộ các yếu tố xây dựng, quản lý, công nghệ, nâng cao năng lực cộng đồng và thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức. Đồng thời thực hịên chủ trương tiếp cận dựa theo nhu cầu và phân cấp quản lý, thực hiện công tác cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn một cách mạnh mẽ hơn, trong đó đặc biệt chú trọng vào việc trao quyền cho cộng đồng và lấy cộng đồng làm trọng tâm.

Tính đến hết năm 2007, khoảng 7% số dân nông thôn ở nước ta đựơc tiếp cận sử dụng nước hợp vệ sinh, 51% số hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, nhiều loại công nghệ cấp và xử lý nứơc đã được sử dụng.Các mô hình công nghệ vệ sinh nông thôn cũng đụơc áp dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền trong cả nước. Nhìn chung, vấn đề nước sạch và vệ sinh môi truờng nông thôn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới, tuy nhiền vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.

Những khó khăn và thách thức

Thị truờng nứơc sạch &VSMTNT chưa hình thành rõ ràng, các chính sách khuyển khích đầu tư và cơ chế tín dụng hịên có chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là khu vực tư nhân. Tính bền vững của các thành quả đã đạt đựơc về cấp nước chưa cao. Công tác quản lý khai thác công trình còn yếu, chưa đạt đựơc hiệu quả cao và chưa thực sự bền vững. Nhiều công trình không đủ kinh phí đảm bảo quản lý vận hành, duy tu bảo duỡng và sửa chữa dẫn đến công trình bị xuống cấp, thậm chí ngưng hoạt động. Chất lựơng nưứoc, chất lựơng xây dựng các công trình còn thấp, chưa đạt được các yêu cầu đặt ra. Nhiều vùng đang diễn ra tình trạng ô nhiễm, nguồn nứơc do xâm nhập mặn, chất thải chăn nuôi, làng nghề, hoá chất sử dụng trong nông nghiệp… ngày càng nghiêm trọng đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khoẻ của nhân dân. Bên cạnh đó, nhiều khu vực ở các vùng đồng bằng đã phát hịên hàm luợng Asen có trong nước ngầm khác cao so với tiêu chuẩn cho phép, đang là một thách thức lớn đối với công nghệ xử lý và nguồn lực đầu tư.

Phương pháp, công nghệ xử lý rác thải, nước thải tập trung ở nông thôn, đặc biệt là vùng làng nghề đang là vấn đề bức xúc, chưa có giải pháp hữu hiệu. Việc cấp nước sạch và vệ sinh không đồng đều ở các vùng. Nhiều vùng ở miền núi, ven biển và vùng khó khăn về nguồn nứơc, người dân chỉ đụơc sử dụng bình quân dưới 20lít/ người/ ngày. Nhìêu nơi tình trạng khan hiếm nước diễn ra từ 5 đến 6 tháng trong năm, như Nam Trung bộ, Tây Nguyên, vùng cao núi đá… Các công trình cấp nứơc sạch &VSMTNT trong các truờng học, trạm y tế và các cơ sở công cộng khác ở nông thôn còn hạn chế. Nhìêu trường học còn thiếu các công trình cấp nước và vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu. Nhiều cơ sở công cộng đang được xây dựng mới nhưng không có hạng mục xây dựng công trình cấp nứơc và vệ sinh.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp nước sạch

Một là, đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển mạnh mẽ thị trường nước sạch và vệ sinh nông thôn. Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch &VSMTNT, huy động sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội, các thành phần kinh tế nhất là khu vực nhân dân đầu tư phát triển cấp nước sạch &VSMTNT. Nhà nước khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế thông qua các cơ chế chính sách đảm bảo nguyên tắc các thành phần kinh tế được coi trọng và đối xử bình đẳng.

Hai là, công tác thông tin- giáo dục- truyền thông phải được tăng cường và tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau, như: truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng, tiếp thị xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các cấp chính quyền, khuyến khích người dân đầu tư, tham gia bảo vệ và sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh.

Ba là, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng, rà soát, đánh giá, bổ sung, cập nhật quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về cấp nước và VSMTNT làm cơ sở xây dựng kế họach phát triển 5 năm và hàng năm. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch theo phương pháp kế hoạch hoá. Việc xây dựng kế hoạch của chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn phải căn cứ vào nhu cầu của người dân và được tiến hành theo lịch trình 5 năm và hàng năm phải xuất phát từ cơ sở để đảm bảo tính khả thi cao. Tăng cường việc phân cấp quản lý để đảm bảo các tỉnh chủ động trong vịêc lập kế hoạch, triển khai và quản lý các công trình cấp nước sạch &VSMTNT, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hịên có hiệu quả.

Bốn là, chủ trọng phát triển khoa học công nghệ, nghiên cứu và phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình công nghệ khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý và nâng cao chất lựơng nứơc phù hợp với điều kịên tự nhiên- kinh tế- xã hội của từng vùng, đảm bảo nguyên tắc bền vững. Ưu tiên tìm kiếm và tận dụng các nguồn nước ổn định với các vùng đặc biệt khó khăn vùng thường xuyên hạn hán, lũ lụt, vùng núi cao, hải đảo…; cấp nước tập trung cho nhũng vùng dân cư đông và tập trung; nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước hịên có.

Năm là, quản lý chặt chẽ đầu tư xây dựng, khai thác và bảo vệ công trình cấp nứơc. Việc đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy họach, kế hoạch, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng; đảm bảo công trình được đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng giá trị và bền vững. Vịêc xác định dự án, công trình xuất phát từ nhu cầu của người dân, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, người dân được tham gia ngay từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, lựa chọn công nghệ và giám sát thực hiện xây dựng công trình. Phương thức quản lý và chủ sở hữu công trình sau xây dựng phải đựơc xác định ngay từ khi lập dự án, đặc biệt cơ chế tài chính được thiết lập phù hợp với quy mô công trình và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương đảm bảo phát triển bền vững. Khuyến khích việc phân cấp quản lý đầu tư bằng ngân sách Nhà nước cho tổ chức trực tiếp khai thác công trình. Giá nước phải được tính toán đúng, tính đủ các chi phí sản xuất, đảm bảo cho các tổ chức và cá nhân làm dịch vụ khai thác, các nhà đầu tư tự chủ về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Trường hợp giá nước tiêu thụ thấp hơn giá thành, phải xác định nguồn kinh phí hỗ trợ. Người sử dụng nước có trách nhịêm và nghĩa vụ trả tiền nứơc theo số lựơng sử dụng thực tế và giá nước quy định.

Sáu là, đa dạng hoá nguồn kinh phí, trong đó xã hội hoá nguồn lực tài chính làm trong tâm bằng cách vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các thành phần kinh tế và toàn xã hội đầu tư vào nứơc sạch &VSMTNT. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, mở rộng thị trường nước sạch &VSMTNT thông qua vốn vay ưu đãi của nhà nước và quốc tế cho các vùng kinh tế phát triển và các vùng đồng bằng, giảm dần vốn ngân sách cho các vùng này để tập trung ưu tiên cho các vùng miền núi, vùng khó khăn và các vùng thường xuyên bị thiên tai.

Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò của chính quyền cơ sở, bởi các điều kịên về nguồn lực, kỹ thuật về cấp nứơc &VSMTNT công tác vận hành- bảo dưỡng các công trình nước sạch và vệ sinh diễn ra thường xuyên và lâu dài trong phạm vi quản lý nhà nước. Các họat động cấp nước và VSMTNT chỉ có thể thành công và bền vững nếu có sự liên kết chặt chẽ với chính quyền cơ sở và sự phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan.

 

nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi truờng tháng 5- 2008

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)