Biến đổi khí hậu với ngành xây dựng, kiến trúc

Thứ ba, 01/07/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu BĐKH chủ yếu là sự tăng lên của nhiệt bề mặt trái đất, sự dâng nước biển và gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan. Những thay đổi này sẽ tác động mạnh mẽ nhiều mặt đến các công trình xây dựng và các lĩnh vực trong ngành Xây dựng, Kiến trúc. Để góp phần phục vụ kế hoạch phát triển sản xuất, phát triển ngành thích ứng và giảm nhẹ tác động do BĐKH, chúng ta cần nghiên cứu lựa chọn các giải pháp phù hợp với điều kiện nước ta trong những năm tới.

BĐKH là vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực. Tác động của BĐKH trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch xây dựng và kiến trúc ở quy mô toàn quốc và từng vùng trong cả nước là các tác động đối với các hệ thống tự nhiên giải ven biển, vùng núi cao, hải đảo…, các hệ thống xã hội nơi cư trú, các khu vực nghỉ mát, du lịch, các di sản văn hoá, di tích lịch sử, tôn giáo… và các hệ thống cơ sở hạ tầng đê, đập, hồ chứa, hệ thống giao thông, bến cảng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp năng lượng, thông tin….

Hệ thống tự nhiên và xã hội có khả năng thích ứng có một cách tự nhiên với BĐKH ở mức độ nhất định. Việc thích ứng có kế hoạch sẽ bổ sung cho tự nhiên của các hệ thống thông qua các giải pháp lựa chọn, đặc biệt đối với hệ thống xã hội. Các giải pháp chiến lược bao gồm cả về công nghệ, về tổ chức, về cơ chế chính sách nhằm hướng tới mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH, hạn chế rủi ro và góp phần phát triển bền vững.

Đây là vấn đề cấp bách và quan trọng cần được nghiên cứu với quy mô lớn để có các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH đối với ngành xây dựng.

2. Tình hình BĐKH hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam

Theo báo cáo đánh giá của uỷ ban liên chính phủ về BĐKH công bố tháng 4/2007 thì: sự nóng lên của trái đất là rất rõ ràng. Xu thế tăng nhiệt độ 100 năm 1906-2005 là 0,740C lớn hơn xu thế tăng nhiệt độ 100 năm thời kỳ 1901-2000, riêng ở Bắc cực nhiệt độ đã tăng 1,50C gấp đôi tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu. 11 năm gần đây 1995-2006 nằm trong số 11 năm nóng nhất trong chuỗi số liệu quan trắc được kể từ năm 1850. Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên với tỷ lệ 1.8 mm/năm trong thời kỳ 1961-2003 và 3,1mm/năm trong thời kỳ 10 năm 1993-2003. Tổng mực nước biển dâng quan trắc được là 0,31m/100 năm gần đây. Diện tích băng ở Bắc cực thu hẹp với tỷ lệ 2.7%/1 thập kỷ. Riêng mùa hè là 7.4%/1 thập kỷ. Diện tích của lớp phủ băng theo mùa ở Bắc bán cầu giảm 7% kể từ năm 1990, riêng trong mùa xuân giảm tới 15% [1].

Ở Việt Nam trong khoảng70 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên, trung bình 0,10C/1 thập kỷ. Nhiệt độ trung bình của thập kỷ 1991-2000 ở Hà Nội cao hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm 1961-1990 0,70C. Lượng mưa biến đổi không nhất quán, nơi tăng, nơi giảm, ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có xu thế giảm còn ở Đà Nẵng lại tăng. Bão có xu thế giảm, tuy nhiên số cơn bão mạnh có chiều hướng gia tăng. Mùa hoạt động của bão kéo dài hơn về cuối năm và ảnh hưởng tới các tỉnh phía Nam nhiều hơn. Số ngày mưa phùn giảm đi rõ rệt, như ở Hà Nội, trong thập kỷ 1991-2000 đã giảm đi một nửa so với thập kỷ 1961-1970. Mực nước biển quan trắc được tại các trạm Cửa Ông và Hòn Dầu trong 50 năm qua cho thấy, trung bình mỗi thập kỷ tăng lên 2,5-3,0 cm [1]. [2].

Nguyên nhân chính của BĐKH là do phát thải khí nhà kính mà chủ yếu là khí CO2. Năm 2005 nồng độ CO2 là 379ppm tăng 30% so với thời kỳ tiền công nghiệp là 280ppm. Dự báo đến cuối thế kỷ 21 nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ lên tới 540-970 ppm. Như vậy nhiệt độ trung bình sẽ tăng 2-4,50C, mực nước biển dâng lên tương ứng là 0,18-0,59m so với thời kỳ 1989-1999 [1], mà nước ta là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo nghiên cứu của cơ quan Khoa học và Công nghiệp Australia cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho thấy: trừ vùng Tây Bắc, Việt Bắc và Tây Nguyên, các vùng khác đều có nhiệt độ tăng ứng với các năm 2010, 2050 và 2075 lần lượt là 0,3 1,1 và 1,50C. Ba vùng còn lại nói trên có mức tăng lớn hơn là 0,5 1,8 và 2,5. Về mực nước biển trung bình cho thấy mức tăng lần lượt 9,33 và 45cm [1], [2].

3. Một số nội dung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động do BĐKH trong ngành xây dựng

Các nội dung nghiên cứu chủ yếu gồm:

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách hướng tới mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH, hạn chế rủi ro và góp phần phát triển bền vững.

- Đánh giá tác động của BĐKH trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc với quy mô toàn quốc và từng vùng trong cả nước.

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch xây dựng thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH.

- Nghiên cứu quy hoạch xây dựng cho tương lai trên quy mô quốc gia và khu vực chú ý đến tác động của BĐKH, đặc biệt là của nước biển dâng, ngập lụt, sạt lở đất, hạn hán và hoang mạc hoá.

- Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc, lựa chọn công nghệ xây dựng, nguyên vật liệu xây dựng cho các vùng thường xuyên ngập lụt, vùng bão lũ quét, vùng ven biển hải đảo.

- Nghiên cứu, xây dựng và chỉnh sửa các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng cho phù hợp với điều kiện khí hậu do tác động của BĐKH.

- Nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực xây dựng, trước hết trong việc sử dụng năng lượng theo hướng nâng cao hiệu quả và tiết kiệm trong ngành xây dựng.

- Nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách thúc đẩy và khuyến khích sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực xây dựng.

4. Kết luận

Ảnh hưởng của BĐKH đối với xây dựng, kiến trúc là rất to lớn. Mực nước biển tăng, nhiệt độ bề mặt trái đất tăng len và gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan. Những thay đổi này sẽ có tác động phức tạp, nhiều mặt đến công trình xây dựng và các hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, kiến trúc. Vì vậy các giải pháp đề xuất đã nêu là rất cần thiết đáp ứng với nhu cầu hiện nay.

Nguồn: TC Xây dựng, số 5-2008

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)