Kiến trúc người Việt

Thứ năm, 12/04/2012 16:54
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Kiến trúc người Việt chịu ảnh hưởng từ văn hoá các dân tộc Tày, Thái, Khơme. Từ đó có thể thấy kiến trúc của người Việt cơ bản là các loại như:

- Nhà Sàn: có chất liệu sử dụng chủ yếu bằng gỗ hoặc tre, vầu. Thông thường nhà sàn được đặt phía trên mặt đất, nhìn chung được làm đơn giản, mái lợp bằng gianh, xung quanh có vách nứa đan, sàn cóo khi là bương đập dập.

- Nhà Dứng: nhà này vẫn là mái gianh, nhưng tường được trát, tường dứng được trộn từ bùn đất và rơm, lấy tre đan thành khung có dạng mắt cáo rồi lấy rơm quyện bùn trát vào đó. Ngôi nhà này được gắn bó với người nông dân Việt tuy nhiên chỉ sử dụng trong khoảng 10 năm.

Khoảng 1000 năm về trước người Việt còn làm nhà khác mà về sau được phổ biến ở các vùng châu Thổ đó là:

Nhà tường trình: thường có ở vùng ít ngập lụt, là sản phẩm của người Việt cổ, do nằm trong miền nhiệt dới nắng gắt, mưa nhiều, nên mái nhà rất thấp, lòng nhà tối. Mái được làm có cốt bằng tre, lợp lá gồi rất dày để giữ ấm về mùa đông và chống nắng về mùa hè. Trong việc xây dựng nhà ở thời trước, nhiều khi sân phơi có thể lát lá nem, nhưng lòng nhà bao giờ cũng để trần vì quan niệm của người xưa cho rằng nếu lát lòng nhà sẽ tạo nên âm dương cách trở… Từ nền ấy, người ta để một vỉa hè rồi mới trình tường. Tường của nhà chủ yếu là đất được nện chặt, dùng những tấm ván khuôn hai bên. Cách trình: người ta nện chặt lớp thứ nhất, dỡ ván rồi nâng cao lên để nện lớp tiếp theo. Đất để trình là đất sét thịt, nhiều khi trộn vôi, mạt cưa, trấu để tạo cho tường rắn chắc mà mát và ấm hơn. Kết cấu này bền chắc, ít bị mối. Thông thường người ta chỉ làm cửa phía trước, không có cửa sổ phía bên và phía sau…

Nhà tường trình xuất hiện ở người Việt từ rất xa xưa và có ảnh hưởng của Hoa Nam Trung Quốc, không dùng đất nguyên mà đã trộn vào đất những vật liệu khác như trấu, vôi rồi về sau cóo đưa thêm mật mía vào tạo độ chắc cho tường. Tường trình có thể dày 30cm, tường có chất phụ gia nên chịu đựng mưa nắng rất tốt. Cấu trúc của nhà, nhà kín ở phía sau, cửa chính ở giữa, cửa sổ hai đầu hồi được làm bằng tre đan, khi mở phải dùng gậy đẩy lên. Sau năm 1954 chúng ta vẫn thấy những nhà tường trình ở Cổ Loa, Hà Tây, Hoà Bình.

Theo chiều dài lịch sử ta còn thấy những dạng nhà khác như ở dưới thời Trần, có một dạng nhà phổ biến của hệ Mã Lai do người Đản gốc Mã Lai tràn xuống phía Nam, hình thành người Tày Thái của Việt Nam, nên họ mang theo nền văn hoá đó vào cuộc sống của họ, trong đó có xây dựng nhà cửa. Thể hiện là làm nhà theo dạng mái đổ hẳn xuống, nhiều khi phải đổ mái để làm cửa. Khung nhà kiểu này được làm từ cây tre dài buộc ngọn lại với nhau, lấy những cây tre khác buộc nối hai bên như hai bộ xương sờn rồi lợp lá trên. Chất liệu chính vẫn là tre , lá. Những năm 60 của thế kỷ 20 chúng ta vẫn gặp nhà bằng mía, nhà thường to và rộng có chiều dài tới 20m.

Ở thế kỷ XX, chúng ta còn gặp dạng nhà chòi: mái bắng ra, cốt bằng tre, tường bằng rơm, hình dang ngôi nhà giống đống rơm của người xưa, tạo cho ngôi nhà sự ấp áp. Trước đây, có xuất hiện ở vùng Ba la bông đỏ Hà Đông xuống tơi Thanh Hoá. Nhưng đến nay những nhà như thế không còn nữa.

Hình dáng của những kiểu nhà như trên gợi cho chúng ta hôm nay có thể sử dụng một cách sáng tạo cho các khu du lịch, hay các công trình công cộng. Bởi chất liệu mộc mạc nhưng ấm áp. Những chiếc lều đó không còn là nơi trú ngụ mà trở thành văn hoá với nét truyền thống.

Thế kỷ 17 và 18 xây dựng của người Việt chủ yếu là các công trình văn hoá công cộng hay những cung đình. Ngoài những vật liệu bằng gỗ, người ta bắt đầu sử dụng những chất liệu mới và phổ biến là xây bằng gạch, đá. Điều đó cho thấy ngay từ thời kỳ đầu người Việt đã chúu ý tới chất liệu bền vững là đá và gỗ. Với kiến trúc bằng đá chúng ta thấy đá bó vỉa ở chùa Phật Tích và chùa Long Hạ, những hòn đá có thể dài hàng chục mét, hình khối chữ nhật rộng 50- 60cm, đối với những khối đá như thế người ta có thể kê khít lên nhau.

Nhà ở thì nền bao giờ cũng là nền đất có kè đá bao quanh. Theo truyền thống Việt từ thời xa xưa ấy đến tận đầu thứ kỷ XX các công trình công cộng và nhà ở là không lát nền, đây là văn hoá của kiến trúc truyền thống với quan niệm âm dương gần gũi. Cho nên, nền kiến trúc cho hết thời chống Mỹ nếu có lát cũng không lát nền bàn thờ, để âm dương hài hoà.

Về chất liệu của những cung điện, những nhà công cộng ở thời kỳ này, tuy không rõ được làm bằng gỗ gì nhưng có ít nhiều chịu ảnh hưởng của người Hoa do trong thời kỳ Hán xâm lược, họ đã đưa sang các dạng gạch, như gạch múi bưởi, mỗi viên có kích thước lớn, dài 50cm, rộng 25cm, dày 7- 7cm, có hoa văn hình quả trám hay xương cá, chất phụ gia là những hạt cát. Những gạch này có màu đen hoặc màu đỏ, đôi khi có chất phụ gia như men thuỷ tinh. Những gạch này rất tốt. Hiện nay còn xuất hiện ở những vùng như Bắc Ninh. Về sau còn tìm thấy kiểu gạch vuông có trang trí rẩt đẹp, bề mặt có hình hoa thiên lý, có chim phượng, mỗi viên gạch có chiều dài 40cm, dày 8cm.

Thời tự chủ, người Việt đã theo mẫu những viên gạch của người Trung Hoa để sử dụng trong việc xây thành quách, các công trình găn với tín ngưỡng và trên gạch có niên hiệu Đại Việt quốc truân. Về chất liệu người ta tìm thấy được một vài mái gỗ ở thời Trần là gỗ lim, xong thời Mạc thì sử dụng gỗ Mít với quan niệm từ mít phiên âm ra tiếng Việt có nghĩa “đến bờ giác ngộ” để xác định ngôi nhà thánh thiện cho thần linh ở. Ngày nay ta thấy ở đình Tây Đằng, chùa Cói. Kiến trúc thời nhà Mạc là thời kỳ của kinh tế thương mại, nên vật liệu được sử dụng là to và chắc như gạch Bát Tràng, dày 3cm và được trát một lớp vôi ra ngoài, để bảo vệ lớp đất bên trong. Về sau, kiến trúc gỗ từ thế kỷ 17 trở đi được chuyển sang chất liệu khác lấy bền vững làm chuẩn như gõ, đá.

Từ thế kỷ 18 trở về sau, lúc này chưa có xi măng nên gạch vẫn được làm bằng cát và vôi, đôi khi trộn với mạt cưa và một số phụ gia khác, tạo viên gạch bền chắc. Ta có thấy ở đền An Dương Vương, cổng đền Gióng.

Với những chất liệu truyền thống như trên, hiện nay chúng ta có thể sử dụng chúng kết hợp với các chất liệu hiện đại, tạo ra những vật liệu bền vững thích ứng với môi trường và các công trình bền vững hôm nay.

Nguồn: Tạp chí Xây dựng, số 3/2012

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)