Tên đề tài: Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị mới tại Việt Nam. Kiến nghị một số vấn đề về mô hình quản lý phát triển đô thị mới trong thời gian tới

Thứ tư, 28/02/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mã số đề tài: Thuộc dự án sự nghiệp kinh tế. Hợp đồng số 06/HĐ-SNKT ngày 5/4/2005. Chủ nhiệm đề tài: ThS.KTS. Vương Anh Dũng. Cơ quan chủ trì thực hiện: Vụ Kiến trúc, quy hoạch xây dựng - Bộ Xây dựng. Thời gian nghiệm thu đề tài: Ngày 7 tháng 2 năm 2007. Địa chỉ tài liệu: KQNC.0933. Thư viện KHCN - Bộ Xây dựng.

Mục tiêu đề tài:

Quy hoạch và phát triển các đô thị mới là một vấn đề quan trọng không chỉ đối với các nước công nghiệp phát triển mà kể cả các nước đang phát triển.

Đô thị hoá là quá trình mở rộng mạng lưới các điểm dân cư đô thị và phổ cập lối sống thành thị trên lãnh thổ. Quá trình đô thị hoá tiến triển phức tạp và lâu dài, chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, nó biến động không theo ý muốn chủ quan của con người, mà có quy luật khách quan riêng. Các quy luật đô thị hoá trên có ý nghĩa rất quyết định đến chính sách phát triển các đô thị mới của một số quốc gia, trước hết là ở các nước phát triển và gần đây là ở các nước công nghiệp mới...

Quy hoạch và phát triển các đô thị mới là một vấn đề khoa học lớn nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở nước ta.

Tại nhiều nước trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu rất sâu sắc về vấn đề này, tiêu biểu hơn cả là ở Liên Xô trước đây, ở Anh, ở Pháp và gần đây là ở nhiều nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonexia, Singapore, Hồng Kông...Tuy nhiên, ở nưcớ ta vấn đề vẫn chưa được nghiên cứu nhiều.

Do đó, việc nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các nước đã đi trước rất quan trọng, sẽ giúp chúng ta tránh được những bài học thất bại mà các nước đã mắc phải, đồng thời áp dụng được những kết quả thành công vào thực tế nước ta.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng về công tác quy hoạch xây dựng đô thị mới và tình hình thực hiện xây dựng theo quy hoạch.

Điều tra, khảo sát và đánh giá mô hình quản lý phát triển đô thị mới.

Kiến nghị về mô hình quản lý phát triển đô thị mới trong thời gian tới.

 

Nội dung đề tài:

Chương I: Thực trạng công tác quy haọch và quản lý phát triển đô thị mới tại Việt Nam.

Tình hình quy hoạch và đầu tư xây dựng đô thị mới ở Việt Nam.

Đánh giá những vấn đề tồn tại đối với việc phát triển đô thị mới ở Việt Nam.

Chương II: Cơ sở hình thành và phát triển đô thị mới ở Việt Nam.

Khái niệm về đô thị mới.

Những yếu tố phân bố và phát triển một đô thị mới trong hệ thống phân bố dân cư đô thị.

Mô hình phát triển đô thị mới; trình tự, thủ tục lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng các đô thị mới.

Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị mới đến năm 2020 ở Việt Nam.

Chương III: Đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến việc điều tiết quá trình hình thành, phát triển và quản lý đô thị mới tại Việt Nam.

Thực trạng về hệ thống pháp luật hiện hành về bộ máy tổ chức hành chính các cấp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW, cấp huyện và cấp xã.

Thực trạng về hệ thống pháp luật hiện hành quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, đất đai có liên quan điều tiết quá trình hình thành, phát triển và quản lý đô thị mới tại Việt Nam.

Đánh giá chung về hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan điều tiết quá trình hình thành, phát triển và quản lý đô thị mới tại Việt Nam.

Chương IV: Mô hình quản lý phát triển đô thị mới ở một số nước trên thế giới.

Tổng quan xu hướng quy hoạch phát triển đô thị mới.

Một số ví dụ về quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị mới.

Bài học kinh nghiệm về quy hoạch xây dựng, đầu tư và quản lý các đô thị mới.

Những lưu ý đối với việc phát triển đô thị mới ở Việt Nam.

Chương V: Kiến nghị về mô hình quản lý phát triển đô thị mới Việt Nam trong thời gian tới.

Kết quả đề tài:

Nghiên cứu sự hình thành và phát triển các đô thị mới đã khẳng định đô thị mới là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội và quá trình đô thị hoá.

Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị mới , đề tà đã rút ra được những vấn đề chủ yếu phát triển đô thị mới hiện nay ở Việt Nam, nổi bật hơn cả là tình trạng thiếu vốn, thị trường nhà đất phát triển không lành mạnh, hệ thống pháp luật, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư phát triển các đô thị mới... đang là những trở ngại phải tập trung tháo gỡ.

Lựa chọn địa điểm xây dựng các đô thị mới giữ vai trò đặc biệt quan trọng đến hiệu quả đầu tư và phát triển.

Về hệ thống lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị mới, đề tài đã khẳng định 3 cấp gồm:

- Cấp quốc gia: lập quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới các đô thị mới.

- Cấp thành phố: lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới.

- Cấp khu vực: lập quy hoạch chi tiết các đô thị mới xây dựng tập trung theo dự án.

Chương trình phát triển đô thị mới Việt Nam đến năm 2020 giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng hệ thống đô thị quốc gia, gồm 20-30 đô thị mới với tổng số dân khoảng 2-3 triệu người và khoảng gần 2000 các đô thị mới loại V với số dân khoảng 4-5 triệu người.

 

Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)