Bộ Xây dựng trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh gửi tới kỳ họp thứ Mười, Quốc hội khóa XIII về Luật Quy hoạch(29/02/2016)

Ngày 25/02, Bộ Xây dựng đã có công văn 319/BXD-QHKT trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh gửi tới kỳ họp thứ Mười, Quốc hội khóa XIII với nội dung: “Đề nghị sớm trình ban hành Luật Quy hoạch và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Hiện nay, có quá nhiều quy hoạch chồng chéo nhau, thiếu cơ sở pháp lý của việc phân công, điều phối và hợp tác trong quá trình triển khai”.

  • Ngày 25/02, Bộ Xây dựng đã có công văn 321/BXD-VLXD trả lời kiến nghị của cử trí tỉnh Thanh Hóa gửi tới kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIII. Nội dung kiến nghị: “Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 36 Luật Đầu tư năm 2014, các dự án của nhà đầu tư trong nước không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, một số văn bản quy phạm pháp luật vẫn quy định các dự án đầu tư phải có Giấy chứng nhận đầu tư trong hồ sơ cấp Giấy phép, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, hồ sơ xuất khẩu khoáng sản, như: Luật Khoáng sản và Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ, Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng”. Vì vậy, đề nghị Bộ Xây dựng sớm rà soát các quy định về hồ sơ thủ tục nêu trên, đảm bảo phù hợp với Luật Đầu tư năm 2014.
  • Ngày 25/02, Bộ Xây dựng đã có công văn 315/BXD-QLN trả lời kiến nghị của cử tri các tỉnh: Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Lạng Sơn và Yên Bái gửi tới kỳ họp thứ Mười với nội dung sau :
  • Ngày 01/02, Bộ Xây dựng đã có công văn 206 /BXD-QLN trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk và cử tri tỉnh Quảng Ninh gửi tới Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII. Nội dung kiến nghị như sau: “Đề nghị sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở”, "Đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Luật Nhà ở số 65/2014/QH13".
  • Ngày 22/01, Bộ Xây dựng đã có công văn 137 /BXD-HĐXD trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam gửi tới kỳ họp thứ Mười, Quốc hội khóa XIII. Nội dung kiến nghị: “Đề nghị Bộ quy định cụ thể hơn cơ chế giám sát nhân dân đối với các công trình xây dựng và có biện pháp chế tài đối với các chủ đầu tư, đơn vị thi công không thực hiện nghiêm việc giám sát nhân dân cũng như vi phạm các quy định về quản lý đầu tư”.
  • Ngày 22/01, Bộ Xây dựng đã có công văn 142/BXD-KTXD trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Sơn La gửi tới kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII. Nội dung kiến nghị: "Đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành hướng dẫn định mức chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Do Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 và Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015, tuy nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể về định mức chi phí lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, điều này gây không ít khó khăn cho chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn xây dựng, trong khi đó thời điểm hiện tại các địa phương phải khẩn trương hoàn thành kế hoạch đầu tư công gắn với việc phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công đúng thời hạn theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư".
  • Ngày 22/01, Bộ Xây dựng đã có công văn 139/BXD-HĐXD trả lời kiến nghị của cử tri các tỉnh Gia Lai, Bến Tre gửi tới kỳ họp thứ Mười, Quốc hội khóa XIII. Nội dung kiến nghị: “Đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn triển khai Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, trong đó tập trung ưu tiên trong các lĩnh vực: Thông tư quy định về cấp giấy phép xây dựng, Thông tư hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cấp giấy phép xây dựng, Thông tư quy định chi tiết về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Thông tư hướng dẫn về giám sát thi công xây dựng”.
  • Ngày 22/01,Bộ Xây dựng đã có công văn 143/BXD-KTXD trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai gửi tới kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII. Nội dung kiến nghị: "Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai khi áp dụng mức lương đầu vào để xác định nhân công xây dựng theo Phụ lục 1, Thông tư 01/2015/TT-BXD, ngày 20/3/2015 thì không phù hợp với thị trường lao động tại địa phương, do các công trình ở vùng sâu vùng xa điều kiện đi lại khó khăn lại thấp hơn vùng khác có điều kiện thuận lợi hơn. Đề nghị Bộ Xây dựng xem xét điều chỉnh cho phù hợp".
  • Ngày 22/01, Bộ Xây dựng đã có công văn 138/BXD-HĐXD trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng gửi tới kỳ họp thứ Mười, Quốc hội khóa XIII. Nội dung kiến nghị: “Cử tri ngành điện phản ánh, theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định: Chủ đầu tư được thẩm định phê duyệt các dự án chỉ phải lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở qua các Sở chuyên ngành (đối với công trình từ 110kv trở lên), sau đó chủ đầu tư tự thẩm định và phê duyệt dự án thì có thể chủ động được về tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành (Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP), đối với các dự án vay vốn ODA từ 5 tỷ đồng trở lên thì phải trình Bộ Công thương thẩm định, phê duyệt từ bước thiết kế cơ sở đến thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán (TKBVTC-TDT); còn đối với các dự án vay vốn tín dụng thương mại thì các Sở chuyên ngành thẩm định thiết kế cơ sở, TKBVTC-TDT và tổng dự toán (đối với công trình cấp II), quy định như vậy đã làm kéo dài thời gian phê duyệt dự án từ 30 ngày lên tới 90 ngày do phải thực hiện quá nhiều thủ tục, quy trình thẩm định. Cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 hoặc điều chỉnh theo hướng: phân cấp ủy quyền cho các đơn vị làm chủ đầu tư dự án tự chịu trách nhiệm về công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và TKBVTC-TDT, chủ đầu tư chỉ xin ý kiến tham vấn các Sở chuyên ngành đối với các dự án trên địa bàn tỉnh/thành phố; đối với các dự án vay vốn tín dụng thương mại và vốn của doanh nghiệp, chủ đầu tư chỉ xin ý kiến tham vấn các Sở chuyên ngành về công tác quy hoạch và các vấn đề liên quan đến dự án, chủ đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định dự án và TKBVTC-TDT. Sau khi có kết quả thẩm định, phê duyệt, chủ đầu tư báo cáo kết quả lên Bộ hoặc Sở quản lý chuyên ngành để theo dõi và kiểm tra”.
  • Ngày 22/01, Bộ Xây dựng đã có công văn 136/BXD-HĐXD trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Sơn La gửi tới kỳ họp thứ Mười, Quốc hội khóa XIII. Nội dung kiến nghị: “Sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn về Quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng, và các văn bản quy phạm pháp luật khác để có cơ sở triển khai thực hiện”.
  • Ngày 22/01, Bộ Xây dựng đã có công văn 135/BXD-QLN trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến kỳ họp thứ Mười, Quốc hội khóa XIII với 04 nội dung, cụ thể như sau: 1. Đề nghị hoàn thiện chính sách về nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có thu nhập thấp.2. Đề nghị điều chỉnh mục 5, Thông tư 17/2014/TT-BXD ngày 18/11/2014 của Bộ Xây dựng, yêu cầu người khai thực trạng nhà ở phải chịu trách nhiệm về nội dung khai báo của mình trước khi được thủ trưởng đơn vị xác nhận.3. Đề nghị cần có quy định cụ thể và có chế tài đối với các trường hợp mua nhà ở thương mại dưới dạng căn hộ thô có giá không vượt quá 1,05 tỷ đồng thực hiện vay vốn hỗ trợ nhà ở gói 30.000 tỷ đồng.4. Về việc xác nhận đối tượng vay vốn chương trình và tháo gỡ khó khăn cho các thủ tục hành chính có liên quan:- Kiến nghị Bộ Xây dựng thống nhất hướng dẫn thực hiện xác nhận đối tượng được vay vốn Chương trình, đề nghị hướng dẫn cụ thể về việc xác nhận đối tượng được vay vốn chỉ cần một cá nhân thuộc đối tượng vay vốn hoặc cả hai vợ chồng đều phải thuộc đối tượng vay vốn mới được giải ngân theo Chương trình.- Trong trường hợp hai vợ chồng tạm trú/ thường trú tại hai địa chỉ khác nhau, kiến nghị Bộ Xây dựng có hướng dẫn cụ thể về việc xác nhận thực trạng nhà ở đối với cả hai vợ chồng hoặc chỉ cần xác nhận đối với một người vợ/chồng là đủ điều kiện để vay vốn chương trình này.- Ngoài ra, kiến nghị Bộ Xây dựng, NHTW tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các cơ quan chức năng có liên quan để đẩy nhanh việc xác nhận thực trạng nhà ở, tiết kiệm thời gian, công sức của khách hàng và tạo điều kiện thủ tục thông thoáng để tăng cường đẩy mạnh tiến độ giải ngân Chương trình này. 
Tìm theo ngày :