Phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ năm, 12/05/2022 16:38
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Ngày 12/5/2022, Bộ Xây dựng đã có Quyết định 385/QĐ-BXD về việc phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26  các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Mục tiêu của kế hoạch nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về BĐKH và khả năng ứng phó của ngành Xây dựng với tác động của BĐKH; sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả, phát triển ngành Xây dựng bền vững góp phần đạt được cam kết của Việt Nam tại COP 26 về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, gồm các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện sau:

Các nhiệm vụ chủ yếu:

Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành Xây dựng có tính đến tác động của BĐKH:

Rà soát, bổ sung các nội dung quy định về ứng phó với BĐKH trong các Văn bản QPPL;

Rà soát, bổ sung các nội dung về ứng phó với BĐKH trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN)

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) mới của ngành về thích ứng với BĐKH, giảm phát thải KNK

Xây dựng tiêu chí và tài liệu hướng dẫn đánh giá, công nhận: công trình xây dựng, khu đô thị, đô thị xanh, phát thải các - bon thấp, trung hòa các-bon

Xây dựng tiêu chí và tài liệu hướng dẫn đánh giá, công nhận sản phẩm VLXD xanh, phát thải các-bon thấp

Xây dựng hướng dẫn lập, điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn; quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (HTKT) lồng ghép ứng phó với BĐKH

Xây dựng định mức tiêu hao năng lượng, hệ số phát thải cho sản xuất VLXD (một số ngành sản xuất), công trình xây dựng, khu đô thị, đô thị

Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình xanh, công trình phát thải các-bon thấp

Xây dựng hướng dẫn đảm bảo an toàn cho nhà ở và công trình xây dựng đối với vùng thường xuyên bị thiên tai, sạt lở, lũ quét

Xây dựng hướng dẫn thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK cho các đô thị Việt Nam

Xây dựng hướng dẫn kiểm kê KNK và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK (MRV) cho các lĩnh vực của ngành Xây dựng

Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của ngành Xây dựng đến năm 2030 và Lộ trình phát triển công trình xây dựng, đô thị phát thải các-bon thấp tiến tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 phù hợp với cam kết của Việt Nam tại COP26”

Rà soát, điều chỉnh, cập nhật, xây dựng Kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong công nghiệp xi măng hướng tới phát thải ròng của Việt Nam bằng ‘0’ vào năm 2050

Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện kiểm kê KNK, MRV của các cơ sở thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Xây dựng phải thực hiện kiểm kê KNK theo quy định

Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền trung

Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, dự án thí điểm:

Nhiệm vụ thích ứng với BĐKH: Triển khai các nhiệm vụ của Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030” tại Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ

Tổng rà soát, đánh giá, xây dựng giải pháp chống chịu, ứng phó với BĐKH cho các đô thị

Đánh giá nguy cơ sạt lở đất đô thị, khu dân cư tập trung tại các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và xây dựng giải pháp thích ứng với BĐKH

Thực hiện Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL

Thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Xây dựng được phân công theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày  20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Hỗ trợ các đô thị trong danh mục thí điểm thực hiện phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030”

Xây dựng mô hình đô thị phát thải các-bon thấp, trung hòa các-bon. Thí điểm áp dụng tại một số đô thị

Đầu tư phát triển VLXD xanh, phát thải các-bon thấp. Thí điểm hỗ trợ đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất VLXD tại một số doanh nghiệp

Chuẩn bị sẵn sàng và thí điểm tham gia thị trường các-bon đối với lĩnh vực sản xuất xi măng

Xây dựng mô hình công trình xây dựng không phát thải các-bon cho một số loại hình công trình

Xây dựng chương trình hiệu quả năng lượng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đảm bảo gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của thị trường nhà ở và phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Nhiệm vụ quản lý, tuyên truyền, tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin dữ liệu về BĐKH

Bổ sung, cập nhật nội dung ứng phó với BĐKH vào giáo trình giảng dạy cho sinh viên các trường chuyên ngành kiến trúc và xây dựng

Thông tin, tuyên truyền, phổ biến văn bản, tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý địa phương, doanh nghiệp thực hiện các giải pháp giảm phát thải KNK, kiểm kê KNK, MRV và trao đổi tín chỉ, tham gia thị trường các-bon

Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về giảm nhẹ phát thải KNK và thích ứng với BĐKH của ngành Xây dựng

Tăng cường năng lực cho các đô thị nhằm ứng phó với BĐKH

Các giải pháp thực hiện:

Về cơ chế, chính sách: Đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến phát triển ngành bao gồm quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhà ở, sản xuất vật liệu xây dựng trong bối cảnh gia tăng nguy cơ rủi ro từ BĐKH, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đồng bộ các hoạt động ứng phó với BĐKH của Ngành;

Lồng ghép, tích hợp các yếu tố BĐKH trong quá trình xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, văn bản Pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật của Ngành;

Xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách nhằm xã hội hóa, đa dạng hóa, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để triển khai có hiệu quả hoạt động của Ngành ứng phó với BĐKH;

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động tư vấn, dịch vụ triển khai các nhiệm vụ của Ngành về ứng phó với BĐKH;

Xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ngành Xây dựng sử dụng vật liệu xanh, phát thải các-bon thấp trong thi công xây dựng công trình.

Xây dựng hướng dẫn MRV cho các lĩnh vực quản lý của Ngành.

Về khoa học và công nghệ:  Xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm dự báo và đánh giá tác động của thiên tai, BĐKH đến phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình xây dựng;

Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất vật liệu xanh, xây dựng công trình, hạ tầng, đô thị xanh, phát thải các-bon thấp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam;

Áp dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS), công cụ dựa trên thị trường (MBIs), công cụ định giá các-bon và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ ứng phó với BĐKH của Ngành;

Về hợp tác quốc tế: Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về giảm nhẹ phát thải KNK và thích ứng với BĐKH của Ngành;

Tăng cường hợp tác, kết nối với các chương trình quốc tế và khu vực, thiết lập mạng lưới đối tác song phương, đa phương về BĐKH liên quan đến các hoạt động của Ngành;

Tiếp nhận chuyển giao công nghệ giảm phát thải KNK, thích ứng với BĐKH của các nước phát triển.

Về tài chính: Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch hành động này được huy động từ ngân sách trung ương, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và huy động sự tham gia của cộng đồng;

Rà soát, kết hợp các chương trình về BĐKH với các chương trình mục tiêu phát triển trọng điểm khác của Chính phủ nhằm tối ưu hóa các nguồn vốn, trong đó bao gồm nguồn vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài và các nguồn vốn khác trong nước;

Thúc đẩy và ưu tiên tăng cường nguồn vốn cho đầu tư vào công trình nhà ở và trụ sở văn phòng hiệu quả năng lượng và phát thải các-bon thấp.

Về tăng cường năng lực, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về BĐKH:  Phổ biến, tuyên truyền và quán triệt chủ trương, quan điểm, văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ Xây dựng cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, các địa phương về các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành Xây dựng;

Thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, trang Web về BĐKH của ngành Xây dựng, kết nối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương, doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin, dự báo các vấn đề liên quan đến BĐKH và định hướng thực hiện các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK và thích ứng với BĐKH;

Tổ chức các hội nghị, hội thảo tăng cường năng lực; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chính sách, các giải pháp, công nghệ giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH cho các cán bộ liên quan của các Cục, Vụ, Viện, Trường, đơn vị tư vấn thuộc Bộ Xây dựng, các doanh nghiệp ngành Xây dựng, các tổ chức chính trị xã hội; các Hiệp hội/Hội nghề nghiệp....;

Tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của các dự án, sản phẩm của ngành Xây dựng ứng phó với BĐKH.


Trung tâm Thông tin
Nguồn: Quyết định 385/QĐ-BXD.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)