Trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh gửi tới Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV

Thứ sáu, 15/03/2019 16:12
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Bộ Xây dựng đã nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 09/BDN ngày 10/01/2019, thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng với nội dung kiến nghị: “Cử tri lo lắng trước tình trạng ngập nước tại nhiều địa phương trên địa bàn cả nước, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân. Cử tri đề nghị các Bộ, ngành chức năng cần nghiên cứu, rà soát lại công tác quy hoạch đô thị cho phù hợp, đề ra các dự án, chương trình chống ngập một cách căn cơ để góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân”.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng đã có công văn số 502/BXD-HTKT ngày 15/3/2019 xin được trả lời như sau:

1. Những năm gần đây, tình trạng ngập nước đô thị đã xảy ra tại nhiêu địa phương trên cả nước, đặc biệt là ở một số đô thị lớn với tần suất ngày càng tăng, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân và sự phát triến bên vững. Mặc dù đã được các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương quan tâm, thực hiện nhiều giải pháp xử lý, tuy nhiên việc giải quyết tình trạng ngập úng còn gặp nhiều khó khăn, kết quả thu được còn hạn chế. Một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

(1) Tác động của biến đối khí hậu và nước biến dâng diễn ra khó lường theo chiều hướng tiêu cực. Mưa lớn bất thường với tần suất, lượng mưa,., ngày càng tăng, đỉnh triều ngày càng cao; trong khỉ nhiều đô thị có địa hình thấp, nằm ở hạ lưu của các dòng sông có độ dốc lớn. Một số đô thị có hiện tượng sụt lún không theo quy luật.

(2) Quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số nhanh kéo theo một số hồ, ao, kênh rạch bị san lấp, lấn chiếm, bề mặt bị bê tông hóa làm cho khả năng chứa nước và tiêu thoát tự nhiên giảm xuống.

(3) Chất lượng của một số đồ án quy hoạch đô thị chưa đáp ứng yêu cầu; công tác dự báo về tác động của biến đổi khí hậu, địa chất thủy văn; mở rộng diện tích; gia tăng dân số; yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội... có nhiều nội dung chưa chính xác. Việc lập và tổ chức thực hiện quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch hạ tầng (trong đó có thoát nước) không đồng bộ, thiếu gắn kết. Một số dự dự án thoát nước, chống ngập chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn, dẫn tới hiệu quả chưa cao, chưa xử lý cơ bản tình trạng ngập úng tại một số địa phương.

(4) Hệ thống thoát nước được đầu tư xây dựng qua nhiều thời kỳ, còn chắp vá, không đồng bộ; trong khi, chi phí xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển rất lớn nhưng nguồn lực đầu tư còn hạn chế, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách nhà nước và vốn ODA,

(5) Sự tham gia của cộng đồng về thoát nước còn hạn chế. Một bộ phận người dân chưa tuân thủ quy định, tình trạng rác thải, vật liệu xây dựng tập trung ở các hố ga, miệng cống vẫn thường xuyên xảy ra, làm giảm tiết diện tải nước và cản trở dòng chảy.

2. Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

(1) Tiếp tục rà soát, tham mưu hoàn thiện các quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá liên quan đến lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải.

(2) Đề xuất bổ sung cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đầu tư xây dựng và nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải.

(3) Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống hạ tầng, trong đó có thoát nước. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch thoát nước vùng liên tỉnh; đôn đốc, hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thoát nước đô thị có tính đến yếu tố tác động của biến đối khí hậu và nước biển dâng.

3. Đề nghị Chính quyền các địa phương thực hiện tốt các nội dung sau:

(1) Tăng cường công tác quản lý phát triến đô thị, nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; trước mắt khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật không còn phù hợp, không khả thi, đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý thoát nước và cao độ nền đô thị; xử lý nghiêm các vi phạm.

(2) Rà soát, điều chỉnh hoặc lập các kế hoạch đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước theo quy hoạch đã được phê duyệt, xác định nhu cầu đầu tư, các dự án ưu tiên đầu tư và các nhiệm vụ theo từng giai đoạn của quy hoạch hoặc kế hoạch của từng địa phương nhằm đảm bảo khả thi trong triển khai thực hiện.

(3) Huy động và tập trung nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước; ưu tiên đối với những dự án thoát nước, chống ngập mang tính cấp bách.

(4) Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, cộng đồng xã hội và các chủ thể khác trong việc thực hiện quy định về thoát nước.


Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 502/BXD-HTKT.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)