Nghiệm thu đề tài: Tiêu chuẩn Việt Nam - Xi măng đóng rắn nhanh

Thứ hai, 12/09/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày 9/9/2011 Hội đồng Khoa học công nghệ chuyên ngành BộXây dựng đã họp nghiệm thu đề tài: Tiêu chuẩn Việt nam: Xi măng đóngrắn nhanh do ThS. Trần ĐìnhThái - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và môi trườngBộ Xây dưng, Chủ tịch Hội đồng chủtrì. Đềtài do Viện Vật liệu xâydựng thực hiện.
Xi măng đóng rắn nhanh là loại xi măng đặc biệt, đóng rắn và phát triển cường độ sớm nhanh, thường được sử dụng trong thi công khắc phục sự cố hoặc sửa chữa các công trình xây dựng, đặc biệt là công trình ngầm, công trình giao thông, công trình thuỷ công, đường băng sân bay, đường cao tốc bê tông xi măng, đổ bê tông gối cầu, chống thấm công trình,….

Ở Việt Nam hiện nay xi măng đóng rắn nhanh được sử dụng ngày càng nhiều hơn. Để đáp ứng nhu cầu về loại xi măng này trong thực tế xây dựng ở nước ta, các nhà xây dựng đã nhập khẩu hoặc tự sản xuất. Trong khi đó hệ thống tiêu chuẩn quốc gia chưa có tiêu chuẩn tương đương về phương pháp thử và yêu cầu kỹ thuật cho loại xi măng này để sử dụng cho việc kiểm soát chất lượng của xi măng đóng rắn nhanh nhập khẩu hay sản xuất trong nước.

Do vậy việc biên soạn và ban hành tiêu chuẩn là rất cần thiết, sẽ góp phần hoàn thiện và đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về xi măng nói riêng và vật liệu xây dựng nói chung. Khi được ban hành tiêu chuẩn sẽ là cơ sở giúp các nhà quản lý, nghiên cứu, sản xuất và sử dụng ở nước ta đánh giá chất lượng sản phẩm.

Trước yêu cầu thực tế, Bộ Xây dựng đã giao cho Viện Vật liệu xây dựng thực hiện đề tài khoa học công nghệ biên soạn Tiêu chuẩn.

Dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam: Xi măng đóng rắn nhanh được nhóm đề tài biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn Mỹ ASTM C1600/C1600 M-08 “Standard Specification for Rapid Hardening Hydraulic Cements” kết hợp với tham khảo một số tiêu chuẩn quốc gia hiện hành của Việt Nam.

Nội dung của dự thảo gồm có 7 mục: Phạm vi áp dung; Tài liệu viện dẫn; Thuật ngữ, định nghĩa; Phân loại; Yêu cầu kỹ thuật; Phương pháp thử; Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản. Ngoài ra, dự thảo còn kèm theo 2 phụ lục: Phụ lục A: Phương pháp xác định cường độ nén của vữa xi măng; Phụ lục B: Phương pháp xác định thời gian kết thúc đông kết của xi măng đóng rắn nhanh.

Ý kiến của các chuyên gia phản biện và các thành viên Hội đồng nghiệm thu đều thống nhất về sự cần thiết của việc biên soạn và ban hành Tiêu chuẩn; phương pháp xây dựng Tiêu chuẩn mà nhóm đề tài lựa chọn là thích hợp, đảm bảo cơ sở khoa học và tính thực tiễn cao đồng thời tương đồng và hội nhập được với tiêu chuẩn các nước. Bố cục và nội dung của dự thảo Tiêu chuẩn đầy đủ và hợp lý, thể hiện được đầy đủ nội dung của một tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm. Tuy nhiên để dự thảo Tiêu chuẩn khi ban hành sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế xây dựng ở nước ta, các thành viên Hội đồng nghiệm thu đã đề nghị nhóm đề tài xem xét chỉnh sửa một số thuật ngữ cho chuẩn xác hơn và dễ hiểu đối với người sử dung; lưu ý việc sử dụng các phương pháp thử nêu trong các tiêu chuẩn Việt Nam và hiệu chỉnh các giá trị trong yêu cầu kỹ thuật cho phù hợp với các phương pháp thử được sử dụng, trình bày các bảng cần hợp lý hơn, các bản vẽ cần được trình bày theo quy định của Bộ Khoa học - Công nghệ,…

Phát biểu kết luận ThS. Trần Đình Thái - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và môi trường Bộ Xây dưng, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề nghị nhóm đề tài tiếp thu ý kiến của Hội đồng tiếp tục chỉnh sửa dự thảo sau đó gửi Vụ KHCN và môi trường Bộ Xây dựng xem xét trước khi trình Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành. Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cho biết ý kiến của Hội đồng là thống nhất nghiệm thu các kết quả của đề tài và đánh giá đề tài đạt loại khá.
 

H. Phước
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)