Thông tư: Quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới

Thứ năm, 12/08/2010 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày 04/8, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư  09 /2010/TT-BXD về quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.

Thông tư này quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn  mới trong phạm vi ranh giới hành chính xã.

Đối tượng lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới bao gồm: quy hoạch xây dựng xó nông thụn mới; quy hoạch chi tiết trung tâm xã; quy hoạch chi tiết khu dân cư mới, khu tái định cư, cải tạo xây dựng thôn, bản hiện có theo tiêu chí nông thôn mới.

Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải tuân theo các quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.Thông tư cũng quy định cụ thể như:

Lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

1. Căn cứ lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựngnông thôn mới: Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng, yêu cầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, dân sinh của từng địa phương, Bộ tiêu chí Qu?c gia về nông thôn mới được ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân xã lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn mới:

Đối với phạm vi toàn xã: xác định ranh giới, quy mô sử dụng đất, dự báo quy mô dân số, quy mô xây dựng trên địa bàn toàn xã và của các thôn, bản theo từng giai đoạn quy hoạch; các yêu cầu về bố trí mạng lưới dân cư, mạng lưới các công trình công cộng, công trình phục vụ sản xuất; mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối các thôn, bản với nhau, với vùng sản xuất và các khu động lực có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của xã; yêu cầu về bảo đảm vệ sinh môi trường trong các thôn, bản.

Đối với phạm vi trung tâm xã, các thôn, bản: xác định vị trí, ranh giới, quy mô đất xây dựng, nội dung cần cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới; yêu cầu xây dựng, định hướng kiến trúc đặc trưng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của khu trung tâm xã, các công trình công cộng cấp xã, công trình phục vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nhà ở từng thôn, bản làm cơ sở để triển khai Quy hoạch chi tiết.

Nội dung đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.

1. Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã để xác định động lực phát triển, tính chất đặc trưng vùng, miền, định hướng phát triển kinh tế - xã hội; dự báo quy mô dân số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho từng điểm dân cư, dự báo những khó khăn vướng mắc trong quá trình quy hoạch xây dựng.

2. Định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất, sinh sống, các vùng có tính đặc thù, hệ thống các công trình công cộng, xác định mạng lưới thôn, bản, hệ thống các công trình phục vụ sản xuất.

3. Xác định quy mô diện tích, cơ cấu, ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu về đất đối với hệ thống công trình công cộng, dịch vụ, đất ở, đất sản xuất, đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhu cầu phát triển. Xác định giải pháp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bố trí các lô đất theo chức năng sử dụng với quy mô đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường.

4. Xác định hệ thống dân cư tập trung thôn, bản trên địa bàn hành chính xã phù hợp với đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa của từng vùng miền, xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể, gồm:

- Quy mô, chỉ tiêu cơ bản về đất, nhà ở và công trình công cộng tại thôn, bản.

- Các chỉ tiêu cơ bản của công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ sản xuất chủ yếu trong thôn, bản.

 5. Hệ thống công trình công cộng cấp xã:

- Xác định vị trí, quy mô, nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc được xây dựng mới các công trình công cộng, dịch vụ như các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ cấp xã và ở các thôn, bản phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội và tập quán sinh sống của nhân dân.

- Xác định hệ thống các công trình di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan có giá trị.

6. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất. 

7. Xác định các dự án ưu tiên đầu tư tại  trung tâm xã và các thôn, bản, khu vực được lập quy hoạch.

Lấy ý kiến đối với đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới. 

Trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Nội dung cơ bản lấy ý kiến tham gia quy hoạch nông thôn mới gồm: quy mô, phương án quy hoạch, giải pháp tổ chức không gian sản suất, sinh sống, phân khu sản xuất, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật – xã hội, giải phóng mặt bằng (nếu có), giải pháp huy động nguồn lực. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt.Trên cơ sở hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng và kết quả lấy ý kiến, người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng, quyết định lựa chọn phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Theo đó Thông tư cũng quy định: Quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã, các điểm dân cư thôn, bản, các khu xây dựng mới khu tái định cư nông thôn mới như:

Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết trung tâm xã, cải tạo thôn, bản và các khu xây dựng mới, khu tái định cư nông thôn mới.

Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết trung tâm xã, cải tạo thôn, bản và các khu xây dựng mới, khu tái định cư nông thôn mới.

Lấy ý kiến đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới.

Nội dung phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới.

Nội dung phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 9 năm 2010 và thay thế cho Thông tư số 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn.

Trung tâm Thông tin

Nguồn:  Thông tư  09 /2010/TT-BXD.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)