Nghiệm thu tiêu chuẩn quốc gia : Thuỷ tinh – Phương pháp xác định hàm lượng MnO

Thứ sáu, 27/03/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ sản xuất thuỷ tinh trong nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, việc nghiên cứu ứng dụng một số dây truyền sản xuất của Châu Âu, Châu Mỹ… áp dụng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam và đưa ra một loạt các sản phẩm có tính năng cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước, và phần nào đã thâm nhập được ra thị trường nước ngoài. Đó là những thành quả không nhỏ trong ngành sản xuất thuỷ tinh nói riêng và ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung.

Một trong những đặc tính kỹ thuật làm nên sự thành công của sản phẩm thuỷ tinh là mầu sắc của sản phẩm. Thông thường thuỷ tinh được chia làm 2 loại : thuỷ tinh trắng và thuỷ tinh màu. Đối với thuỷ tinh trắng, người ta không cho thêm chất tạo mầu, do đó hàm lượng các kim loại mầu trong thuỷ tinh rất nhỏ, trong đó hàm lượng MnO thường dưới 0,1% (do có lẫn trong nguyên liệu). Đối với thuỷ tinh màu, màu sắc của thuỷ tinh cũng thay đổi tuỳ theo chất tạo mầu cho vào. Mầu của sản phẩm đậm hay nhạt tuỳ thuộc vào hàm lượng mangan oxit có trong thuỷ tinh. Thông thường hàm lượng MnO cho vào trong thuỷ tinh chỉ khoảng 10%, nếu hàm lượng MnO lớn sẽ tạo ra màu tím đen trong sản phẩm. Để đánh giá được chất lượng sản phẩm thuỷ tinh, cần xây dựng một tiêu chuẩn có tính tương đồng cao với tiêu chuẩn của khối châu Âu và châu Mỹ mà vẫn phù hợp và có thể áp dụng được tại các phòng thí nghiệm trong nước.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, ngày 26/3/2009 tại Bộ Xây dựng, Hội đồng KHCN chuyên ngành đã tiến hành nghiệm thu tiêu chuẩn quốc gia: “Thuỷ tinh – Phương pháp xác định Hàm lượng MnO” do ThS. Nguyễn Thị Minh Phương – Viện VLXD làm chủ nhiệm đề tài,  gồm những phần sau:

+ Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn

+ Tài liệu viện dẫn

+ Hoá chất thuốc thử

+ Thiết bị, dụng cụ

+ Lấy mẫu và chuẩn bị thuốc thử

+ Phân giải mẫu thử

+ Phương pháp thử

+ Báo cáo kết quả thử nghiệm

Dự kiến hiệu quả khi đưa tiêu chuẩn vào áp dụng sẽ là tiêu chuẩn thống nhất chung về phân tích hoá học cho nhóm vật liệu thuỷ tinh. Do bản tiêu chuẩn được nghiên cứu và biên soạn dựa trên cơ sở kết hợp nhiều phương pháp thử nghiệm của các tiêu chuẩn trong nước và các tiêu chuẩn, tài liệu nghiên cứu khoa học nước ngoài. Đồng thời có sự lựa chọn áp dụng phương pháp thử cho phù hợp với các điều kiện và phương tiện phòng thí nghiệm ở nước ta.

Với kết quả thu được, Hội đồng Khoa học công nghệ chuyên ngành Bộ Xây dựng đã đánh giá đề tài xếp loại xuất sắc.

 

                                                                                                   Bích Ngọc

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)